PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC (MS - 887)
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC (MS - 887)
Đăng nhập để đọc sách và tải về file pdf miễn phí
Nhà xuất bản | ĐẠI HỌC SƯ PHẠM |
---|---|
Nhà xuất bản sách tiếp cận | Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai |
Năm xuất bản | 2013 |
Coppy right | NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM |
Tài liệu này được biên soạn nhằm phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của học viên theo chương trình đào tạo (CTĐT) Sau Đại học chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Kĩ thuật công nghiệp tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Chuyên đề “Phát triển chương trình giáo dục" nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản mang tính chất phương pháp luận về xây dựng và phát triển chương trình giáo dục, chương trình môn học (mục tiêu, các quan điểm, cách tiếp cận, phương pháp, mô hình phát triển chương trình giáo dục, các bước xây dụng và phát triển chương trình, những định hướng về phát triển chương trình; đánh giá chương trình giáo dục...).
Tùy theo ngữ cảnh, ở đây chương trình giáo dục đôi khi có thể được hiểu như là CTĐT, chương trình dạy học hay chương trình môn học.
Học xong chuyên đề này, người học có thể đạt được:
a) Về kiến thức
- Trình bày được một số khái niệm liên quan đến chương trình và phát triển chương trình giáo dục;
- Mô tả và so sánh được về bản chất, ưu và nhược điểm của các quan điểm, cách tiếp cận, phương pháp, mô hình phát triển chương trình giáo dục;
- Giải thích được các tiêu chí, tiêu chuấn đánh giá chương trình giáo dục/chương trình môn học.
b) Về kĩ năng
- Phân tích, đánh giá được chương trình giáo dục, chương trình môn học theo chuyên môn đảm nhận;
- Thể hiện được đề cương môn học do mình đàm nhiệm theo các yêu cầu của ngành;
- Xây dựng/phát triển được chương trình môn học cụ thể theo định hướng và yêu cầu của nghề nghiệp.
c) Về thái độ
- Ý thức được những thuận lợi, khó khăn của bản thân trong học tập và có –biện pháp để đạt được mục tiêu chuyên đề;
- Tự giác hoàn thành các bài tập, nhiệm vụ được giao trong quá trình học tập yêu cầu của giảng viên.
Ngoài phần Mở đầu, nội dung cuốn sách gồm 3 chương.
Chương 1. Giới thiệu chung về lí thuyết phát triển chương trình giáo dục; trong đó tập trung giải quyêt một số vấn đề sau:
- Thống nhất cách hiểu một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan (chương trình giáo dục là gì? Các cấp độ của chương trình giáo dục? Chương trình khùng là gì? Khung chương trình là gì? Chương trình chi tiết hay đề cương môn học là gì? Phát triển chương trình giáo dục
- Chu trình phát triển chương trình giáo dục diễn ra như thế nào? Gồm những bước cơ bản nào? Nội dung cụ thể của các bước đó là gì? Kĩ thuật thực hiện các bước đó như thế nào? Làm thế nào để đảm bảo phát triển chương trình giáo dục bước đó như thế nào? Làm thế nào để đảm bảo phát triển chương trình giáo dục có kết quả phù hợp với thực tiễn?...
- Cấu trúc nội dung và hình thức thể hiện kết quả phát triển chương trình giáo dục như thế nào ( cáu trúc nội dung chương trình và kế hoạch giáo dục)?
Chương 2. Một số quan điểm, cách tiếp cận, phương pháp, mô hình thường gặp trong phát triển chương trình giáo dục. Chương này đề cập đến môt số vấn đề cơ bản sau:
- Quan điểm, cách tiếp cận, phương pháp, mô hình phát triển chương trình giáo dục là gì?
- Có những quan điểm, cách tiếp cận, phương pháp, mô hình nào cần quan -im trong phát triển chương trình giáo dục? Ưu, nhược điểm của mồi quan điểm, cách tiếp cận, phương pháp, mô hình đó?
- Bản chất, nội dung và ưu, nhược điểm của các quan điểm, cách tiếp cận, phương pháp, mô hình phát tnển chương trình giáo dục nghề nghiệp.
Chương 3. Đánh giá chương trình giáo dục, trong đó tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
- Đánh giá chương trình giáo dục dựa trên những quan niệm, tiêu chí, tiêu chuẩn nào?
- Đánh giá chương trình môn học dựa trên những quan niệm, tiêu chí, tiêu chuẩn nào?
- Thế nào là đề cương môn học tốt?
Mỗi chương được trình bày theo các mục: mục tiêu, nội dung chính và câu hỏi (bài tập thảo luận - vận dụng). Các bảne, sơ đồ minh hoạ được kí hiệu theo chương. Các ví dụ minh hoạ được dẫn ra trên cơ sờ tham khảo các tài liệu về chương trình giáo dục của các ngành Sư phạm kĩ thuật.
Phần cuối của tài liệu có Phụ lục giới thiệu một số nội dung liên quan để học viên tham khảo khi vận dụng (chương trình khung đào tạo nghề trình độ cao đảng nghề, chương trình khung giáo dục đại học, tiêu chuẩn kĩ năng nghề quốc gia, đề cương môn học).
Với quan niệm: Học viên Sau Đại học là người tham gia hữu ích nhất cho phát triển chương trình học tâp của chuyên đề nên tài liệu này chủ yếu tập trung vào cập nhật, hệ thống hoá những thông tin có liên quan đến mục tiêu của chuyên đê; cố gắng không áp đặt quan điểm của người biên soạn.
Tài liệu được biên soạn để sừ dụng theo phương thức “tự học có hướng dẫn”; do đó cần kết hợp với các tài liệu của các chuyên đề khác trong CTĐT của chuyên ngành; chương trình, giáo trình chuyên môn và các tài liệu khác có liên quan; đặc biệt là liên hệ với trải nghiệm của bản thân. Phần lên lớp lí thuyết không quá 50% thời lượng của chuyên đề; thời lượng còn lại dành cho tự đọc. sưu tầm và nghiên cứu tài liệu, sêmina.
Nội dung thảo luận, sêmina tập trung vào các vấn đề sau:
- So sánh, nhận xét, đánh giá về các khái niệm, thuật ngữ dùng trong tài liệu;
- So sánh, nhận xét, đánh giá về các quan điểm, cách tiếp cận, phương pháp, mô hình thường gặp trong phát triển chương trình giáo dục;
- So sánh, nhận xét, đánh giá về nhũng quan niệm, tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chương trình giáo dục, chương trình môn học;
- Vận dụng các quan điểm, cách tiếp cận, phương pháp, mô hình phát tnên chương trình giáo dục, các tiêu chí, tiêu chuẩn nói trên vào phát triển, đánh giá chương trình giáo dục, chương trình môn học của mỗi học viên đang đảm nhận tại cơ sờ giáo dục của mình.
Kết quả học tập chuyên đề của học viên được thực hiện theo đánh giá quá trình; nghĩa là tính điểm trung bình có tính hệ số của các điểm thành phần: thào luận - sêmina (hệ số 1), bài tập vận dụng tổng hợp hoặc thi kết thúc chuyên đề (hệ sổ 2).
Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Bính, PGS.TS. Phạm Viết Vượng, PGS.TS. Đặng Thị Oanh đã góp ý nhiều ý kiến quý báu trong quá trình thẩm định tài liệu này.
Tài liệu biên soạn lần đầu, chắc không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được góp ý, phê bình của bạn đọc để lần tái bản sau được tốt hơn. Các nhận xét, góp ý xin được gửi về Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội (136 đường Xuân Thuỷ, Quận cầu Giấy, Hà Nội).