DAISY Là Gì?
Giới thiệu đến bạn đọc loạt bài về chuẩn tài liệu Daisy và các công cụ dùng để sản xuất loại tài theo chuẩn này, cảm ơn bạn Nguyễn Văn Dũng đã chia sẻ.
Giới thiệu đến bạn đọc loạt bài về chuẩn tài liệu Daisy và các công cụ dùng để sản xuất loại tài theo chuẩn này, cảm ơn bạn Nguyễn Văn Dũng đã chia sẻ.
Phần trích dẫn:
DAISY là một định dạng tài liệu điện tử tiếp cận dùng để hỗ trợ cho các nhóm đối tượng gặp khó khăn trong việc đọc sách in như người khiếm thị, người bị chứng rối loại đọc, trẻ tự kỷ, v.v. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về DAISY.
Tác giả bài viết: nguyễn Văn Dũng – Hà Nội
Giới thiệu về DAISY
DAISY ((http://www.daisy.org/))(Digital Accessible Information SYtem) là một định dạng tài liệu điện tử tiếp cận dành cho người khiếm thị và những người bị chứng khó đọc sách in. Loại tài liệu này có một số đặc điểm sau:
- Hỗ trợ văn bản, hình ảnh, âm thanh.
- Có sự đồng bộ hóa (synchronization) giữa các loại dữ liệu trên. Theo đó trong loại tài liệu này có một sự ánh xạ tương ứng giữa cấu trúc về mặt nội dung với phần âm thanh. Khi người đọc chuyển đến 1 nội dung bất kỳ trong tài liệu này thì: Phần nội dung văn bản sẽ được tô màu trên màn hình hiển thị và phần âm thanh của nội dung đó sẽ được phát.
- Tài liệu có tính cấu trúc cao và người tạo tài liệu được quyết định mức độ phân cấp như các chương, bài, các phần nội dung, các đoạn, các câu và thậm chí đến các từ. Tính cấu trúc này cho phép người đọc có thể truy cập nhanh đến một nội dung bất kỳ của tài liệu nhanh nhất.
- Tài liệu được đánh số trang và cho phép người dùng truy cập đến 1 trang bất kỳ nhanh nhất.
- Cho phép đánh dấu trên tài liệu để lần sau mở tài liệu sẽ nhanh hơn.
- Cho phép tìm kiếm trong phần nội dung văn bản hoặc phần âm thanh
- Hỗ trợ thay đổi kích cỡ chữ, màu nền hoặc màu văn bản theo ý người dùng để hỗ trợ các đối tượng có thị lực giảm hoặc bị rối loạn về màu.
Khác với định dạng .doc hoặc .pdf chỉ là các loại định dạng hỗ trợ văn bản và hình ảnh đơn thuần; Khác với các loại file âm thanh như .mp3 hay .wav chỉ là các file âm thanh thông thường. DAISY là một loại định dạng tài liệu cho phép tích hợp tất cả các loại dữ liệu trên và đồng bộ hóa chúng. Sự đồng bộ hóa này tạo nên tính cấu trúc cao giúp người dùng có thể sử dụng tài liệu DAISY một cách dễ dàng.
Sách DAISY là sách được phát triển dựa trên chuẩn định dạng DAISY.
Các loại sách DAISY
Hiện tại có 3 loại sách DAISY phổ biến sau:
- Sách DAISY chỉ có âm thanh:
Đây là loại sách DAISY phổ biến nhất và thường được sử dụng cho người khiếm thị. Loại sách này không có phần nội dung văn bản chi tiết mà chỉ có phần cấu trúc nội dung được ánh sạ tương ứng với các phần đó trong file âm thanh. Theo đó người đọc vẫn có thể dễ dàng truy cập nhanh đến nội dung bất kỳ trong cuốn sách. - Sách DAISY chỉ có văn bản:
Loại sách này không có phần âm thanh mà chỉ có phần cấu trúc nội dung và phần nội dung chi tiết bằng văn bản. Loại tài liệu này có thể được sử dụng rộng rãi cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Với người khiếm thị thì để đọc được nội dung loại sách này sẽ cần đến các bộ đọc ngôn ngữ (text – to – speech). Loại tài liệu này có thể được tạo một cách dễ dàng và không tốn kém từ các file văn bản gốc ở dạng MS Word (.doc). - Sách DAISY có đủ âm thanh và văn bản:
Đây là loại sách có đủ cả phần âm thanh và nội dung chi tiết. Trong loại sách này thì phần cấu trúc nội dung, phần nội dung chi tiết và phần âm thanh được đồng bộ hóa với nhau. Khi người đọc chọn một nội dung nào đó thì phần nội dung chi tiết hiển thị trên màn hình sẽ được tô màu, còn phần âm thanh của nội dung đó sẽ được phát. Loại sách này có thể được sử dụng cho tất cả các nhóm đối tượng ở các dạng tật khác nhau. Tuy nhiên công việc đồng bộ hóa giữa các phần nội dung sẽ mất nhiều thời gian và công sức nên chi phí sản xuất loại sách này cao hơn 2 loại sách trên.
Với rất nhiều ưu điểm và có tính tiếp cận tốt, DAISY chính là loại tài liệu hỗ trợ tốt nhất cho người khiếm thị và những người bị chứng khó đọc sách in. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về DAISY tại đây. (http://www.daisy.org/)
Share via:
EmailFacebookTwitterGoogleLinkedin