Tạp chí Sao Mai AccessTech số 50

Lời chào

Chào mừng bạn đến với tạp chí Sao Mai AccessTech số 50, tháng 09/2017.

Trong tạp chí kì này, ngoài những tin tức trong và ngoài nước về CNTT cho người mù, như việc ra mắt NVDA 2017.3, Jaws 2018 Public Beta, chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc các bài viết trong các chủ đề: sử dụng Rollback 10.7 để sao lưu / phục hồi hệ thống, thêm vài giải pháp để khắc phục lỗi không mở được ứng dụng trên Windows 10. Phần mẹo vặt, chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm để chuyển sang chế độ xem HTML cơ bản của Gmail. Kể từ tạp chí AccessTech số 50, chúng tôi ra mắt thêm chuyên mục Giới thiệu phần mềm, với mục đích chia sẻ các phần mềm / ứng dụng hữu ích.

Tin tức

  1. Tháng 08/2017, NVAccess đã chính thức ra mắt phiên bản NVDA 2017.3. Điểm nổi bật của phiên bản này là hỗ trợ nhập chữ nổi viết tắt, hỗ trợ các giọng OneCore trên Windows 10, chức năng nhận dạng với Windows 10 OCR và rất nhiều những cải thiện quan trọng khác cho màn hình nổi và web. Phiên bản mới nhất có thể tải về tại trang web của NVAccess hoặc tại trang tải phần mềm của TT Sao Mai.

  2. Anh Nguyễn Văn Dũng – người viết Add-on chuyển qua lại giữa các bộ đọc tiếng Việt và tiếng Anh cho NvDA vừa cập nhật Add-on này để hoạt động được trên NVDA 2017.3. Bạn đọc có thể tải Add-on nói trên tại đây, hoặc tải phiên bản NVDA được anh tùy chỉnh, có tích hợp nhiều Add-on, bao gồm Add-on nói trên tại http://bit.ly/2f3wTNP

  3. Theo Joseph Lee – nhóm phát triển NVDA đã thông báo tại diễn đàn NVDA, phiên bản 2017.3 là phiên bản cuối cùng hỗ trợ các HĐH lỗi thời, không còn được Microsoft hỗ trợ. Cụ thể là các HĐH: Windows XP, Windows Server 2003, Windows Vista, Windows Server 2008, Windows 7 không có service pack 1. Thông tin chi tiết, mời bạn đọc xem tại http://bit.ly/2xjApdJ (tiếng Anh)

  4. Ngày 01/09 vừa qua, TT Sao Mai đã kết thúc lớp kĩ năng tin học: khai thác internet và sử dụng Microsoft Office 2016. Lớp có 6 học viên đang theo học tại các trường THPT, trường ĐH ở TP. HCM, một số khác là hội viên hội người mù và là học viên tự do. Lớp học này cung cấp các kĩ năng cơ bản nhất để người khiếm thị có thể tìm kiếm, khai thác và chia sẻ tài nguyên thông qua internet, đồng thời, học viên cũng được cung cấp các kiến thức, kĩ năng cơ bản để sử dụng 3 phần mềm phổ biến của bộ Microsoft Office là MS Word, MS Excel và MS Power point… để tạo các bài trình chiếu, các bảng tính đơn giản, bài luận văn, tiểu luận… phục vụ cho công việc và học tập. Chúng tôi sẽ cân nhắc để mở tiếp các lớp học như thế này.

  5. Ngày 09/09/2017, Thu viện sách nói dành cho người mù TP. HCM đã kết thúc khóa tin học căn bản dành cho khoảng 40 học viên là các cán bộ và hội viên hội người mù ở các quận / huyện trong TP. HCM. Khóa học diễn ra trong 3 tháng (tháng 06/2017 – tháng 08/2017). Học viên được cung cấp các kĩ năng cơ bản để soạn thảo văn bản, quản lý dữ liệu, truy cập internet, sử dụng thư điện tử, mạng xã hội với máy tính và NVDA… Hoàn thành khóa học, học viên được cấp chứng nhận và tặng một máy laptop không màn hình đã được cài sẵn các phần mềm cần thiết cho người khiếm thị. Khóa vi tính căn bản tiếp theo bắt đầu vào ngày 15/09 và dự kiến kết thúc vào tháng 12/2017.

  6. Freedom Scientific vừa chính thức mở trang blog nhằm kết nối và cập nhật đến người dùng công nghệ trợ giúp thường xuyên hơn tại: http://blog.freedomscientific.com/

  7. Freedom Scientific đã ra mắt bảphiên bản Jaws 2018 beta. Tính năng mới có thể kể đến là số phiên bản theo năm phát hành, ví dụ: 2018 thay vì 18.0, hỗ trợ Microsoft Edge… Có thể xem thông tin chi tiết và tải về tại https://www.freedomscientific.com/Downloads/Jaws/JawsPublicBeta (tiếng Anh)

Bạn phải có Jaws 18 hay Fusion 11 bản quyền để dùng Jaws 2018. Nếu không, bạn phải khởi động lại máy sau 40 phút.

Theo David Bailes – nhóm phát triển Audacity, phiên bản Jaws 2018 beta không còn xung đột với bản mới nhất của Audacity, làm phần mềm này bị treo khi dùng với Windows 10 Creators update.

  1. Người dùng Audacity, có hứng thú trải nghiệm tính năng mới có thể tải phiên bản 2.2.0 beta của phần mềm này về dùng thử tại http://bit.ly/2fm0BKS

Đây là bản tự chạy (portable). Chỉ việc tải về, giải nén và sử dụng.

  1. Từ ngày 6 - 10 tháng 9 vừa qua, anh Nguyễn Hữu Minh, một lập trình viên làm theo dự án với Sao Mai đã có 4 ngày làm việc với Hội Người Mù Myanmar tại Yangon để tìm ra các giải pháp còn vướng mắc trong việc phát triển bộ đọc tiếng Burmese. Anh Minh đã có dịp làm việc với nhóm công nghệ của Hội và chị Win Pa Pa, một nhà nghiên cứu về ngôn ngữ Burmese. Dự kiến bộ đọc tiếng Burmese theo chuẩn SAPI sẽ được Sao Mai chính thức phát hành vào cuối tháng 11, 2017.

 

Chuyên đề

Mẹo vặt

Cách để thiết lập chế độ xem HTML cơ bản trong Gmail dễ dàng.

 

Giới thiệu phần mềm

Từ tạp chí accessTech số 50, chúng tôi mở thêm chuyên mục mới tên gọi giới thiệu phần mềm. Chuyên mục không hướng dẫn sử dụng, cũng không chia sẻ các phần mềm mới, mà sẽ giới thiệu các phần mềm, ứng dụng trên các HĐH phổ biến hiện nay, tiếp cận với người dùng trình đọc màn hình,được tìm thấy bởi bộ phận Công nghệ TT Sao Mai hoặc được chia sẻ từ bạn đọc. Với mong muốn giới thiệu các phần mềm, ứng dụng có giá trị cho nhu cầu học tập, làm việc, giải trí… chúng tôi hi vọng đây sẽ là chuyên mục hữu ích, và mong rằng một ngày không xa, chúng tôi sẽ nhận được sự cộng tác của bạn đọc bằng các bài viết hướng dẫn sử dụng những phần mềm, ứng dụng được chia sẻ qua các tạp chí.

Windows

  1. QuentenC’s play room – bộ trò chơi trực tuyến cho người khiếm thị với hơn 20 trò chơi khác nhau.

Trang web chính thức: https://www.qcsalon.net/

Có thể xem thêm thông tin bằng tiếng Việt tại https://saomaicenter.org/vi/downloads/tro-choi/quentencs-playroom

  1. QTranslate: tiện ích tra từ điển và phiên dịch miễn phí trên Windows. Người dùng có thể thực hiện mọi thứ bằng các tổ hợp phím nóng của chương trình. Xem thông tin và tải về tại https://quest-app.appspot.com/

  2. Levelator: tiện ích cho việc nén tiếng, điều chỉnh để một tập tin audio có âm thanh đều nhau từ đầu tới cuối, thích hợp cho những người thu âm không chuyên. Xem thông tin chi tiết tại: https://saomaicenter.org/vi/downloads/am-thanhvideohinh-anh/levelator

  3. TempoPerfect Metronome Software: phần mềm miễn phí của NCH Software, đánh nhịp theo một tốc độ cho trước (Metronome), thích hợp để học đàn. Xem thông tin chi tiết và tải phần mềm tại http://www.nch.com.au/metronome/index.html

  4. Anyburn: tiện ích miễn phí cho việc ghi đĩa và chép nhạc từ Audio CD vào máy tính với các định dạng phổ biến: Wave, MP3… xem thêm thông tin tại https://saomaicenter.org/vi/downloads/am-thanhvideohinh-anh/anyburn

Android

  1. Moovid: ứng dụng miễn phí cho việc tìm tuyến xe bus và theo dõi lộ trình của một tuyến xe bus khi đang di chuyển trên tuyến đó: http://bit.ly/1iVEs3i

  2. Hear we go: ứng dụng miễn phí cho việc tìm đường và hướng dẫn đi đến một mục tiêu cụ thể. Có thể sử dụng khi không có kết nối mạng: http://bit.ly/1yA2bsb

  3. Blindo: ứng dụng miễn phí cho việc tìm, chia sẻ các bộ nhãn của Talkback, giúp trình đọc màn hình này tiếp cận tốt hơn với một ứng dụng cụ thể: http://bit.ly/2xolgb4

  4. Audex: ứng dụng miễn phí, gán âm thanh cho các sự kiện khi người dùng tương tác với thiết bị. Ví dụ, chạm, vuốt… Ngoài ra, ứng dụng này cũng gán tên cho các nút chưa được gán nhãn. Giao diện của ứng dụng đã được anh Đặng Mạnh Cường Việt hóa: http://bit.ly/2fm5RhN

  5. Speaking alarm clock: ứng dụng đồng hồ, có chức năng báo đầu giờ và nhiều tính năng thú vị khác: http://bit.ly/2h5oAhD

 

Hết tạp chí Sao Mai accessTech số 50 Các tin tức trong và ngoài nước về CNTT cho người mù, như việc ra mắt NVDA 2017.3, Jaws 2018 Public Beta, tiếp tục loạt bài trong các chủ đề: sử dụng Rollback 10.7, khắc phục lỗi không mở được ứng dụng trên Windows 10. Phần mẹo vặt, là kinh nghiệm để chuyển sang chế độ xem HTML cơ bản của Gmail. Kể từ tạp chí AccessTech số 50, chúng tôi ra mắt thêm chuyên mục Giới thiệu phần mềm, với mục đích chia sẻ các phần mềm / ứng dụng hữu ích.

Share via:

EmailFacebookTwitterGoogleLinkedin