Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (MS 809)
Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (MS 809)
Đăng nhập để đọc sách và tải về file pdf miễn phí
Nhà xuất bản | GIÁO DỤC |
---|---|
Nhà xuất bản sách tiếp cận | Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai |
Năm xuất bản | 1996 |
Coppy right | NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC |
Sách này được viết theo chương trình 053 (TV) 101 “Tiếng Việt thực hành A” và chương trình 053 (TV) 105 "Tiếng Việt thực hành B” của Bộ Giáo dục và đào tạo. Mục tiêu cơ bản của những CT (chương trình) này là giúp sinh viên có kĩ năng diễn đạt rõ ràng và chính xác câu chữ trong từng đoạn văn cũng như toàn văn bản.
Hai chương trình này được xây dựng theo trình tự sau:
ngôn bản -> câu -> từ -> chính tả
Nghĩa là, “Rèn luyện kĩ năng xây dựng ngôn bản” được xếp vào phần thứ nhất. So với CT của Bộ GD & ĐT, trong sách này chúng tôi đã đảo phần soạn thảo văn bàn xuống cuối cùng và chuyển một số mục thành những chương riêng, đồng thời có thêm hai chương mới.
Có những lí do khoa học và sư phạm cho sự chuyển đổi này.
Một người muốn xây dựng tốt một ngôn bản, cần có những điền kiện tiên quyết là: Biết viết đúng tiếng Việt. Biết những quy tắc về dùng dấu câu. Biết những quy tắc viết hoa. Biết cách viết tắt. Vậy trước hết cần trình bày những vấn đề này.
Trong hai CT của Bộ, những vấn đề này đã được trình bày trong các phần II và III (CT A) và II (CT B). Trong sách này, chúng tôi đã xếp chúng thành những chương riêng. Đó là các chương II (Càu sai), IV (Chính tả tiếng Việt), V (Dấu câu) và VI (Cách viết tắt).
Trong một văn bản không được phép viết những câu nhập nhằng, không rõ ràng, muốn hiểu thế nào cũng được hoặc không biết hiểu thế nào cho đúng ý người viết. Trong một văn bản cũng không được phép viết những câu không có mạch lạc, không có liên kết gì với nhau. Do vậy, chúng tôi có thêm chương III (Câu mơ hồ), chương VIII (Phương thức liên kết văn bản).
Nhằm giúp sinh viên biết cách diễn đạt rõ ràng, chúng tôi xây dựng chương VII (Phương pháp diễn đạt chính xác, rõ ràng). Thông qua cách sửa những câu mơ hồ và câu sai cụ thể, trong chương này chúng tôi giới thiệu hai phương thức cơ bản nhất của cú pháp tiếng Việt: dùng trật tự từ và dùng từ hư. Đây chính laà mục II.2 trong CT A
Muốn tìm được ý chính của một văn bản hay muốn thuật lại một văn bản (như nội dung các mục 1.1 và 1.2 của CT A) không thể không biết những từ ngữ mang thông tin chủ yếu của văn bản đó. Do vậy chúng tôi có thêm chương IX nói về hiện tượng dư trong ngôn ngữ.
Như vậy, sách này đã được soạn theo đúng chương trình 053 (TV) 101 và 053 (TV) 105 của Bộ GD & ĐT. Và đã được soạn thảo sao cho có thể dùng chung cho cả hai chương trình đó. Những phần dùng riêng cho chương trình 053 (TV) 101 được đánh dấu bằng kí hiệu [* A]. Vậy đây là giáo trình Tiếng Việt thực hành cho sinh viên ở tất cả các loại chương trình thuộc giai đoạn đại học đại cương.
Dù đã cố gắng, song thiếu sót còn trong sách này là điều không tránh khỏi. Chúng tôi mong được bạn đọc chỉ bảo để giáo trình này ngày một hoàn hảo hơn.
Chúng tôi trân trọng cảm ơn GIÁO SƯ CÙ ĐÌNH TÚ, GIÁO SƯ NGUYỄN NGUYÊN TRỨ, ÔNG TRẦN CHÚT và CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC tại TP.Hồ Chí Minh đã góp ý xây dựng để sách xuất bản có chất lượng tốt hơn.