IELTS Reading Tests (MS 703)
IELTS Reading Tests (MS 703)
Đăng nhập để đọc sách và tải về file pdf miễn phí
Nhà xuất bản | THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH |
---|---|
Nhà xuất bản sách tiếp cận | Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai |
Năm xuất bản | 2001 |
Coppy right | Chưa rõ |
IELTS Reading Tests là tập tài liệu hữu ích cho các học viên cần luyện môn thi Đọc thuộC khôi thi Học thuật của kỳ thi IELTS.
Quyển sách này có 10 đề thi thực hành môn Đọc và đáp án. Mỗi đề thi có 3 bài đọc với đa dạng các chủ đề và nhiều bài tập theo các dạng câu hỏi thường gặp trong kỳ thi IELTS.
Về môn thi Đọc thuộC khối thi Học thuật của kỳ thi IELTS
Môn Đọc được thi trong thời gian 60 phút.
Đề thi môn Đọc có 3 bài đọc và có thể có tranh ảnh, biểu đồ, bảng biểu hay sơ đồ. Các bài đọc có độ dài khác nhau, từ khoảng 500 đến 1000 từ. Tổng sô" từ của 3 bài đọc là khoảng 1.500 đến 2.000 từ. Mỗi bài đọc có nhiều loại câu hỏi kháC nhau được cho hoặc trướC hoặc sau bài đọc đó. Thông thường các bài đọc và câu hỏi càng lúc càng trở nên khó hơn từ bài đọc 1 đến bài đọc 3.
Các hướng dẫn trong đề thi môn Đọc
Bạn nên đọc các hướng dẫn trong từng phần thi thật cẩn thận. Ví dụ, số từ được giới hạn trong phần hoàn chỉnh câu (sentence completion) ở mỗi bài tập đều kháC nhau. Trong bài tập kết tiêu đề (heading matching) có khi bạn được phép dùng các tiêu đề được cho nhiều lần, vì vậy bạn hãy cẩn thận.
Phân bố thời gian làm bài
Trong môn thi Đọc, thí sinh thường bị điểm thấp vì để mất quá nhiều thời gian cho một phần nào đó và không hoàn thành các câu hỏi của đề thi. Để đạt điểm cao nhất có thể, bạn cần cố gắng hoàn thành bài thi Đọc. Bạn nên hiểu rõ yêu cầu của từng câu hỏi và tìm thông tin từ bài đọc càng nhanh càng tốt.
Nhiều thí sinh gặp khó khăn trong việC phân bố thời gian làm bài. Họ thường dừng lại để suy nghĩ cho những câu hỏi khó trong khi không kịp thời gian cho các câu hỏi còn lại có thể dễ hơn. Hãy làm ngay các câu hỏi nào bạn thây có thể làm, để lại các câu hỏi khó và nếu còn thời gian sau đó, bạn có thể quay lại các câu hỏi còn để trông này.
Các chủ đề
Chủ đề của các bài đọc rất đa dạng nhưng đều mang tính học thuật. Đôi khi thí sinh hốt hoảng khi gặp một bài đọc về một chủ đề xa lạ. Trong trường- hợp này, bạn nên nhớ là các câu trả lời cho các câu hỏi của bài đọc đó đều có trong bài đọC. Bạn không cần kiến thứC nhiều về chủ đề đó vì mụC đích của môn thi này là kiểm tra khả năng đọc hiểu của bạn, chứ không phải kiểm tra kiến thứC của bạn về một chủ đề đặC biệt nào.
Tờ trả lời
Bạn phải hoàn thành tờ trả lời trong vòng 60 phút. Bạn sẽ không có thời gian để chuyển các câu trả lời của mình từ các câu hỏi trong đề thi sang tò trả lời như ở môn thi Nghe. Vì vậy, bạn phải làm ngay vào tờ trả lời trong lúC làm bài đọc.
Các dạng câu hỏi thường gặp trong môn thi Đọc IELTS
Bạn có thể gặp các dạng câu hỏi trong môn thi Đọc như sau:
• Kết câu (Matching)
Trong dạng câu hỏi này, bạn được yêu cầu kết hai phần của các câu rời thành câu hoàn chỉnh. Trọng tâm của phần thi này thường là tóm tắt thông tin của bài đọc dưới dạng câu được viết lại bằng từ và cấu trúc khác nhưng vẫn cùng nội dung nghĩa. Vì vậy bạn cần làm quen với các từ đồng nghĩa và các câu trúC kháC nhau trong tiếng Anh. Khi kết câu, bạn cần chú ý là ngữ pháp của hai phần phải khớp với nhau.
• Hoàn thành câu, đoạn tóm tắt, biểu đồ, bảng biểu, sơ đồ, ghi chú … ( completion)
Trong dạng bài tập này, bạn được yêu cầu hoàn thành các chỗ để trống trong các câu, đoạn tóm tắt, biểu đồ, bảng biểu, sơ đồ, ghi chú … bằng cách điền một số từ rất giới hạn được trích ra từ bài họC. Để làm dạng bài tập này, bạn cần luyện tập đọc lướt để tìm thông tin cụ thể một cách nhanh chóng. Cần nhớ là các câu để trống này đã được viết lại này nhưng vẫn cùng nội dung với các câu trong bài đọc nên bạn cần hiểu ý của câu để chọn số từ theo yêu cầu của câu hỏi để khớp về nghĩa và về ngữ pháp của câu.
• Câu trả lời ngắn (short answers)
Dạng bài tập này tương tự với dạng bài tập trên. Bạn cũng cần đọc lướt để tìm các chi tiết cụ thể và trả lời theo số từ êu cầu trong câu hỏi.
• Câu hỏi trắC nghiệm (Multiple Choice Questions)
Trong dạng câu hỏi trắC nghiệm, bạn được yêu cầu chọn một câu trả lời đúng trong bôn câu trả lời A B C D được cho sẵn. Thông thường bạn có thể làm dạng bài tập này dễ dàng hơn dạng bài tập Yes/No/Not Given sẽ được đề cập đến dưới đây.
Các bạn lưu ý: Khi thấy có hai câu trả lời có cùng nghĩa nhưng được diễn đạt theo cách kháC nhau thì chắC chắn cả hai câu trả lời đó không thể là câu trả lời nên chọn.
Đây là một vài đề nghị khi bạn làm câu hỏi trắC nghiệm:
- Loại trừ các câu trả lời mà bạn nghĩ là sai để cuối cùng chọn ra được một câu trả lời duy nhất có thể đúng.
- Đọc câu hỏi trướC khi đọc các câu trả lời và quvết định chọn một câu trả lời phù hợp nhất theo ý bạn.
- Dùng tờ giấy che các câu trả lời để bạn chỉ nhìn thấy câu hỏi. Sau đó bạn từ từ mở ra từng câu trả lời. Làm như vậy bạn sẽ ít bị rối hơn là được biết tất cả thông tin cùng lúc và khó cho bạn phân biệt câu trả lời nào nên chọn, đặc biệt là đang lúc căng thẳng.
• Các câu Yes/No/Not Given (Yes/No/Not Given statements)
Trong dạng bài tập Yes/No/Not Given, bạn phải phân tích bài đọc để thây được thông tin trong một loạt các câu được cho là đúng, trái ngược, hay không có thông tin nào như vậy trong bài đọC. Thí sinh thường thây dạng bài tập này khó. Sau đây là một sô' lời khuyên cho bạn:
- Đọc cả câu thật cẩn thận trướC khi bạn quyết định.
- Xem thông tin trong cả câu được cho. Ví dụ, trong ví dụ sau, thông tin được cho trong câu bài tập là Yes khi đối chiếu với bài đọc (text).
Text: There was a rapid increase in motorbike sales over the period.
Exercise: Motorbike sales rose over the period.
Lưu ý là bài ctọc đưa ra nhiều thông tin hơn câu trong bài tập. Bài tập chỉ hỏi ý doanh sô' xe gắn máy có tăng hay không.
- Cần nên nhớ là bạn dùng câu được cho trong bài tập để phân tích bài đọc chứ không làm ngược lại.
Hãy xem ví dụ sau:
Text: Motorbike sales rose over the period.
Exercise: There was a rapid increase in motorbike sales.
Rõ ràng câu trả lời là Not Given. Chúng ta không biết được mứC tăng thế nào!
- Cần hiểu được ba loại câu trái nghĩa. Hãy xem các ví dụ sau:
Ví dụ 1:
Text: There was a rapid increase in motorbike sales over the period.
Exercise: Motorbike sales did not rise rapidly over the period.
Câu trả lời cần chọn ngay là No. Câu được cho trong bài tập là câu phủ định.
Ví dụ 2:
Text: There was a rapid increase in motorbike sales over the period.
Exercise: Motorbike sales rose slowly over the period.
Câu trả lời cần chọn ngay là No. Từ slowly trái nghĩa với từ rapid.
Tuy nhiên, có một loại câu trái nghĩa kháC mà thí sinh thường lẫn lộn với Not Given.
Ví dụ 3:
Text: Two types of earthworms were used to create a soil structure.
Exercise: There were three types of worms used in creating a soil structure.
Câu trả lời rõ ràng là No. Thông tin về số lượng giun đất được nêu rõ trong bài đọc, nhưng số lượng được nêu trong bài tập kháC hẳn. MặC dù chúng không phải là các từ phản nghĩa nhưng chúng vẫn trái nghĩa với nhau!
• Bài tập điền vào chỗ trống (Gap-filling exercises)
Về cơ bản, có hai loại bài tập điền vào chỗ trồng:
- Bài tóm tắt toàn bài đọc hay một phần của bài đọc với một số chỗ trống, bạn chọn một từ hay một cụm từ trong bảng từ được cho để điền vào từng chỗ trống đó.
- Bài tóm tắt với một số chỗ để trống nhưng không có bảng từ được cho sẵn. Bạn phải tìm các từ hoặC cụm từ trong bài đọc để điền vào các chỗ trống đó.
Có nhiều thủ thuật kháC nhau để làm dạng bài tập này và có lẽ bạn cũng có kinh nghiệm riêng để làm được tốt loại câu hỏi này. Một cách đơn giản là đọc nhanh toàn bài tóm tắt này để có đại ý về bài đọC. Kế đó, bạn hãy nghĩ ra loại từ gì bạn cần điền cho mỗi chỗ trống: tính từ, danh từ, động từ, v.v... Tự nghĩ ra các từ có thể điền vào hợp nghĩa với đoạn tóm tắt đó để khi bạn đọc bài đọc hay bảng từ được cho sẵn, bạn sẽ có thể nhận ra (những) từ/cụm từ tương đương nhanh hơn.
• Kết tiêu đề của đoạn văn (Matching paragraph headings)
Trong dạng bài tập này, bạn được yêu cầu kết một tiêu đề với một đoạn văn.
Nhiều thí sinh cảm thấy dạng bài tập này khó. Các thủ thuật sau đây có thể giúp bạn:
Tránh đọc chỉ câu đầu và câu cuối của một đoạn văn khi tìm tiêu đề. Cách này không giúp ích cho bạn vì phải tùy từng loại đoạn văn. Để hiểu thêm, mờl bạn tìm đọc Exercises 1-12 trong quyển A Book for IELTS của McCarter Easton & Ash.
- Đọc từng đoạn văn thật nhanh, sau đó không đọc nữa. Suy nghĩ về đại ý của nó. Nếu bạn vừa đọc vừa suy nghĩ về đại ý thì bạn sẽ bị rối.
- Tự hỏi lý do tại sao tác giả viết đoạn văn đó. Điều này có thể giúp bạn loại trừ các tiêu đề chỉ liên quan đến thông tin phụ và các tiêu đề đó được đưa vào nhằm làm bạn mất tập trung.
Tự hỏi xem bạn có thể đưa tất cả thông tin trong đoạn văn đó dưới tiêu đề bạn đã chọn được không.
- Kiểm tra xem tiêu đề đó có phải được hình thành từ những từ được nhặt ra từ bài đọc hay không. Tiêu đề này có thể là câu làm bạn mất tập trung.
- Học cách phân biệt trọng tâm (focus) của đoạn văn với thông tin phụ hay thông tin nền (subsidiary or background information) được dùng để bổ trợ cho trọng tâm. Ví dụ, hãy xem đoạn văn sau:
It is a myth that … well-trodden paths, (trang 16)
Các câu được in nghiêng trong đoạn văn trên là thông tin phụ hay thông tin nền. Nếu bạn tự hỏi lý do tại sao táC giả viết đoạn văn này thì câu trả lời không thể là táC giả viết nó để nói về những thói quen hàng ngày của chúng ta hay những thói quen chúng ta cần có để tồn tại. TáC giả đang dùng ví dụ về những thói quen hàng ngày để minh họa chúng hạn chế tính sáng tạo của chúng ta như thế nào. Vì vậy bạn có thể thây là bất cứ tiêu đề nào cần cho đoạn văn này cần kết hợp hai yêu tố: giới hạn tính sáng tạo và những yếu tố đặt ra những giới hạn đó. Trong hai: thông tin này thì thông tin đầu quan trọng hơn. Lưu ý là bạn đừng để số lượng các câu nói về các thói quen làm bạn bị chi phối.
Hãy làm thử cách này với bất cứ đoạn văn nào bạn đọc. Lúc đầu, có thể bạn bị chậm lại nhưng dần dần bạn sẽ học được- mối quan hệ giữa các mảng thông tin khác nhau.
-Tập nhận ra các loại kháC nhau của các đoạn văn. Khi người ta đọc một bài đọc lần đầu, họ nghĩ là họ không hiểu gì về nó. Tuy nhiên, bạn nên tiếp cận một bài đọc bằng cách tự nhủ là bạn đang ý thức được cấu trúc chung của bài viết và có lẽ cũng ý thức được cách bố cục của những đoạn văn đó. Hãy xem đoạn văn sau:
Although the name dinosaur…, or archosaurs (trang 16+17)
Bạn có thể hình dung ra đây là đoạn văn loại gì không? Nếu đây là đoạn mở đầu của một bài đọc thì theo bạn bài viết này sắp nói về điều gì? Hãy xem các từ được in đậm; các từ in đậm này sẽ giúp bạn trả lời.
Đây là một số ví dụ khác:
Reflexology is a treatment ... back problems (trang 17)
Bạn đã đọc những đoạn văn tương tự như đoạn văn này bao nhiêu lần rồi? Có thể bạn chưa đọc đoạn văn nào có câu trúC hoàn toàn giống như vậy, nhưng bạn sẽ gặp các loại tương tự. Bạn nên tập nhận ra các loại kháC nhau của các đoạn văn thường xuyên khi đọc bất cứ bài đọc nào.
- Học càng nhiều càng tốt cách các thông tin trong một đoạn văn được sắp xếp làm sao cho mạch lạc. Khi bạn học cách viết luận cũng chính là dịp bạn học cách sắp xếp câu trong từng đoạn văn, giữa các đoạn văn với nhau trong một bài đọC. Để có thêm thông tin, bạn hãy tìm đọc quyển A Book on Writing của Sam McCarter và các bài tập đọc trong quyển A Book for IELTS của McCarter, Easton & Ash.
• Kết thông tin vào các đoạn văn (Matching information to paragraphs)
Loại bài tập này là loại biến thái dạng bài tập trên. Bài tập này yêu cầu bạn cho biết mục đlch của tác giả khi viết các đoạn văn nào đó. Thật ra đây là một phần trong quá trình tìm tiêu đề cho một đoạn văn. Mời bạn xem lại phần Matching paragraph headings ở trên.
IELTS Reading Tests có thể được dùng làm giáo trình phụ trợ cho khóa luyện thi IELTS để sử dụng trên lớp hoặC làm giáo trình tự học cho tất cả học viên đang chuẩn bị thi IELTS và cho cả học viên trình độ nâng cao cần rèn luyện kỹ năng đọc hiểu.
Đây là quyển sách được biên soạn rất hệ thông và khoa học. Quyển sách này là tài liệu cần thiết cho các bạn trong quá trình trau dồi tiếng Anh.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.