LỊCH SỬ VIỆT NAM – TẬP 8

LỊCH SỬ VIỆT NAM – TẬP 8

LỊCH SỬ VIỆT NAM – TẬP 8

Chủ đề: Lịch sử
Thể loại: Tham khảo - Nghiên Cứu
Định dạng: Braille All Contractions, Daisy Text, Epub
Ebook:
Miễn phí

Đăng nhập để đọc sách và tải về file pdf miễn phí

Nhà xuất bản NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI
Nhà xuất bản sách tiếp cận Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai
Năm xuất bản 2017
Coppy right NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI

LỜI NÓI ĐẦU

"Giai đoạn 1919-1930 tuy ngăn ngủi nhưng lại là một giai đoạn mang tính chất bản lề quan trọng trong toàn bộ tiến trình lịch sử cận - hiện đại Việt Nam. Đây chính là giai đoạn quyết định chiều hướng phát triển của Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo, tạo ra tiền đề về tư tưởng, tổ chức và lực lượng cho sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở những giai đoạn sau mà sớm nhất là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo".

Đây là lời kết luận cuối cùng trong tập sách này của chúng tôi mang tên: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930.

Bởi vị trí quan trọng đó, giai đoạn 1919-1930 đã trở thành chủ đề nghiên cứu của nhiều học giả, nhiều tác phẩm trong cũng như ngoài nước; và ở đây, giai đoạn lịch sử ấy cũng được tách ra khỏi những giai đoạn lịch sử khác để nghiên cứu và trình bày thành một tập sách riêng.

Lợi thế lớn nhất khi biên soạn tập sách này là nguồn tài liệu tham khảo rất phong phú. Do tính chất hấp dẫn của chính bản thân đề tài này, hay nói đúng hơn là của giai đoạn lịch sử đầy biến động cả về phía chủ nghĩa thực dân cũng như về phía phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, nên số lượng tài liệu lưu trữ nhiều, số ấn phẩm liên quan cũng không phải là ít.

Về nguồn tài liệu lưu trữ, chúng tôi đã khai thác ở cả ba trung tâm lưu trữ lớn là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II tại Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại Pháp tại Aix - en - Provence, với một số lượng trang khai thác được khá lớn. Tuy nhiên, nguồn tài liệu này có đặc điểm là khá tản mạn nên các tác giả phải nhiều công chắt lọc và tổng hợp mới cố thể sử dụng được.

Về các ấn phẩm, ngoài những ấn phẩm mang tính chất tài liệu, như những tập san niên giám hay báo chí các loại đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của đề tài, được khai thác ở các trung tâm lưu trữ, các thư viện, còn nhiều công trình nghiên cứu của các học giả người Pháp được công bổ ngay trong giai đoạn 1919-1930 hay xa hơn một chút - trước năm 1945. Mặt khác, phải kể tới những công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo cao của các học giả nổi tiếng người Việt, người Pháp, người Mỹ, người Anh... được công bố trong thời gian từ sau năm 1945 đến nay. Trong đố, một số học giả đã được nói tới trong Lời nối đầu của cuổn Lịch sử Việt Nam tập 7.

Nguồn tài liệu phong phú đó đã tạo nhiều thuận lợi cho việc tạo dựng công trình, giải quyết ngọn ngành mỗi khía cạnh liên quan, bớt đi tình trạng tự biện, lấy suy diễn lôgích thay cho sử liệu, nâng cao giá trị tham khảo của công trình. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi các tác giả phải cố gắng để không bị sa đà, biến công trình thành tập hợp những chuyên đề riêng rẽ. Hơn nữa, mặc dù rất phong phú, nhưng nguồn tài liệu đó vẫn còn chưa đủ để cho phép giải quyết dứt điểm mọi vấn đề liên quan đến giai đoạn lịch sử này. Chúng tôi hy vọng sẽ hội đủ những điều kiện, nhất là điều kiện về tài liệu tham khảo, để làm sáng tỏ những vấn đề chưa được giải quyết dứt điểm trong một công trình khác.

Cuốn Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930, tập 8 được trình bày thành 9 chương, không bao gồm phần Lời nói đầu và phần Kết luận, do 3 tác giả thực hiện là:

1.       PGS.TS. Tạ Thị Thuý là chủ biên công trình, biên soạn từ chương I đến chương V và các phần Lời nói đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và thư mục sách;

2.       PGS. Ngô Văn Hòa biên soạn chương VI và VII;

3.       PGS. Vũ Huy Phúc biên soạn chương VIII và IX. 

Để hoàn thành công trình này, chúng tôi trước hết xin cảm ơn các cơ quan chủ trì đề tài, các nhà khoa học trong nước và ngoài nước đã giúp đỡ chúng tôi về chuyên môn cũng như trong việc sưu tầm tài liệu.

Một lần nữa, cám ơn GS.TS. Shaun Kingsley Malamey, Trường Đại học Quốc tế Thiên Chúa giáo, Tokyo, Nhật Bản về chuyên đề: "Bệnh tật, sức khỏe và y học ở Việt Nam từ 1919 đến 1930" được chúng tôi tham khảo một phần ở chương IV của cuốn sách.

Cuối cùng, để hoàn thiện và nâng cao chất lượng của công trình, chúng tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc. Xin trân trọng cám ơn!

Hà Nội, 2013

Chủ biên

PGS.TS. Tạ Thị Thúy