LỊCH SỬ VIỆT NAM – TẬP 6

LỊCH SỬ  VIỆT NAM – TẬP 6

LỊCH SỬ VIỆT NAM – TẬP 6

Chủ đề: Lịch sử
Thể loại: Tham khảo - Nghiên Cứu
Định dạng: Braille All Contractions, Daisy Text, Epub
Ebook:
Miễn phí

Đăng nhập để đọc sách và tải về file pdf miễn phí

Nhà xuất bản NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI
Nhà xuất bản sách tiếp cận Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai
Năm xuất bản 2017
Coppy right NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI

LỜI NÓI ĐẦU

Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1896 là một giai đoạn rất đặc biệt, giai đoạn thực dân Pháp tiến hành quá trình xâm lược Việt Nam.

Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình cả ờ trong và ngoài nước dưới nhiều góc độ khác nhau đã giới thiệu một cách khá cặn kẽ và đa diện về giai đoạn này. Những công trình đó dựa trên nhiều nguồn tư liệu, tài liệu khác nhau, với những chủ đích không giống nhau nên các quan điểm được đưa ra không đồng nhất trong nhiều vấn đề, thậm chí có khi còn trái ngược nhau. Chính vì vậy, khi nhận thực hiện đề tài này trong hệ thống chương trình Lịch sử Việt Nam (gồm 15 tập), chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn và cũng rất băn khoăn trước những kết quả đã có, bởi vì:

Thứ nhất, các nguồn tài liệu để tiếp cận vấn đề này hầu như đã được khai thác cạn kiệt. Thêm vào đó, các nguồn tư liệu lại rất đa dạng, nếu đi sâu vào so sánh sẽ thấy sự khác biệt nhau về địa điểm, thời gian, sự kiện, địa danh, số liệu thống kê... Việc xác minh một cách khoa học sự "vênh nhau” trong các nguồn tài liệu là một quá trình lâu dài.

Thứ hai, các vấn đề đưa ra dưới góc độ lý thuyết đều đã được giải quyết tương đối trọn vẹn, trong đó vấn đề đánh giá âm mưu của thực dân Pháp trong công cuộc xâm lược nước ta, vấn đề đánh giá thái độ của triều Nguyễn trước nạn ngoại xâm, vấn đề kháng chiến của quan quân triều đình Huế với sự so sánh lực lượng, vũ khí, khí tài, quân sự giữa hai bên khá chênh lệch, vấn đề khởi nghĩa chống thực dân xâm lược của toàn thể nhân dân Việt Nam... đều đã được giải quyết trong rất nhiều công trình khác nhau. Ví dụ, vấn đề triều Nguyễn là một vấn đề tương đối tổng quan cũng đã được đề cập nhiều lần trong nhiều hội thảo, hội nghị và các tác phẩm lớn, nhỏ. Hay một vấn đề nhỏ như một nhân vật lịch sử, ví dụ nhân vật Phan Thanh Giản cũng đã không ít lần được đưa ra bàn thảo và có nhiều ý kiến khác nhau nhưng vẫn chưa có sự thống nhất.

Chính vì vậy, khi bắt tay thực hiện nhiệm vụ này theo đúng yêu cầu của một chương trình thông sử, cần phải liên kết tổng thể các giai đoạn lại với nhau, đã đặt ra cho chúng tôi những thách thức mới. Vì vậy, chúng tôi chủ trương thực hiện đề tài này theo một dòng mạch là làm mới vấn đề trên góc độ nhìn nhận lại tổng thể nội dung lịch sử đã qua dưới lăng kính của hiện tại cộng với việc bổ sung thêm các nguồn tư liệu mới có được.

Mục tiêu đó được thể hiện thông qua các nhiệm vụ sau:

1. Nếu như các công trình trước chưa có điều kiện đi sâu vào những nhân tố dẫn tới mưu đồ và quá trình xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam thì chúng tôi co gang đi sâu phân tích những cơ sở hình thành nên âm mưu thôn tính nước ta của Pháp, về mặt khách quan, đó là bối cảnh quốc tế, tinh hình mở rộng công cuộc truyền giáo ở phương Đông của các thế lực tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu, sự cạnh tranh xâm chiếm thuộc địa của các nước đế quốc có tiềm lực lúc bấy giờ. về mặt chủ quan, đó là nhận thức thế giới của triều đình nhà Nguyễn với chú trương “bé quan tòa củng", không liên hệ với bên ngoài, "dị ứng" với những thành tựu khoa học bên ngoài của phương Tây, bào thủ và đặt quyền lợi riêng của hoàng tộc lên trên quyền lợi của quốc gia, dân tộc. Vỉ thế, dẫn tới hậu quả là đất nước ta đứng trước thực trạng: một nền kinh tế tự cung tự cấp, lạc hậu, kém phát triển, một hệ thống chính trị nhà nước cứng nhắc, lồi thời, không đáp ứng được thực tiễn biến động đang diễn ra.

2. Trong nội dung của lịch sử giai đoạn này, chúng tôi cố gắng phân chia khác với các công trình đã công bố ở chỗ quy tụ quá trình đánh chiếm, xâm lược của thực dân Pháp và cuộc chiến đấu chống trả của quân lính triều đình nhà Nguyễn vào một nội dung nhất định để người đọc tiện theo dõi đúng với dòng mạch của lịch sử diễn ra. Chúng tôi cũng thực hiện việc trình bày quá trình chiến đấu vì mục tiêu chủ quyền quốc gia dân tộc của nhân dân Việt Nam, dưới góc độ tự phát, thành một nội dung riêng. Ờ đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, dù không có sự ủng hộ, hoặc thậm chí là cản trở từ phía triều đình Huế, nhưng nhân dân Việt Nam trong nhiều thời điểm khác nhau ở nhiều địa phương khác nhau với những phương thức tác chiến cũng không giống nhau đã liên tục đứng lên đối kháng với “đại hác tàu đồng'’ của đội quân xâm lược phương Tây. Cuộc chiến đấu đó đã được ghi lại bằng những trang sử vẻ vang và khẳng định tinh thần quật cường của toàn thể nhân dân trước ách đô hộ ngoại xâm - một truyền thống đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc.

3. về sự biến chuyển của xã hội Việt Nam nói chung, hay nói cách khác là trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước trong thời kỳ lịch sử này được chúng tôi trình bày ở phần cuối. Sự sắp xếp này bắt nguồn từ suy nghĩ giúp cho người đọc hiểu đúng dòng mạch của sự phát triển lịch sử đương thời. Qua diễn biến của thời kỳ này, chúng ta có thể thấy rõ hơn những biến đổi nào có đột biến trong đời sống chính trị, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, nhang yếu tố nào vẫn còn được bảo lưu trong đó. ủ đày, chúng tôi đặc biệt lưu ý những biến chuyển của Nam Kỳ lục tỉnh trong quá trình xâm lược và thôn tính của Pháp, nhất là sau khi Pháp đặt chế độ thuộc địa lên vùng đất này của Việt Nam. Đây là những thay đổi mang tính chất cơ bàn đối với đất nước ta lúc bấy giờ. Từ một quốc gia dân chủ phong kiến có chủ quyền, đến thời điểm này, vùng đất Nam Kỳ trở thành thuộc địa của đế quốc Pháp. Những thay đổi tại hai vùng đất còn lại của nước ta là Bắc Kỳ và Trung Kỳ cũng có sự khác nhau nhất định. Mặc dù trên danh nghĩa là vùng đất “bảo hộ” nhưng sự can thiệp trực tiếp của chủ nghĩa thực dân vào công việc nội trị đã làm giảm sút một cách nặng nề đối với vai trò của triều đình phong kiến Huế. Trên danh nghĩa, nhà Nguyễn vẫn còn có quyền hành để chỉ đạo và chi phối hai vùng đất này, nhưng trong thực tế, mọi lĩnh vực quan trọng đều phụ thuộc hoàn toàn vào thực dân Pháp. Chính vì thế, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.

Ngoài những vấn đề vừa nêu, trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã rat co gang bo sung một số tư liệu mới khai thác được theo từng vấn đề, cũng như những tư liệu địa phương để làm phong phú thêm những vấn đề chính của lịch sử giai đoạn này.

Một trong những nguồn tư liệu mới mà chúng tôi đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu là công trình Đại Nam thực lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên do Cao Tự Thanh dịch và giới thiệu, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ ấn hành năm 2011 và các công trình nghiên cứu về quá trình truyền bá đạo Thiên chúa tại Việt Nam, trong đó đáng lưu ý nhất là công trình Hoạt động ngoại giao của nước Pháp nhằm củng cố cơ sở tại Nam Kỳ (1862-1874), Nxb. Thế giới xuất bàn tại Hà Nội năm 2011 của tác giả Trương Bá cần. Đây là một luận án tiến sĩ được bảo vệ ở Pháp với nội dung dựa trên các nguồn tư liệu được lưu trữ ở Âu châu, nhất là nguồn tư liệu của Giáo hội. Ngoài ra, chúng tôi muốn nhấn mạnh thêm ràng, nguồn tư liệu lịch sử địa phương cũng góp phần bổ sung rất nhiều cho những sự kiện được khai thác trong công trình này. Nguồn tư liệu địa phương này được khai thác từ nhiều nguồn như hội thảo khoa học, các công trình mới được công bố trên các loại hình thông tin, trên các tạp chí, chuyên san, kỷ yếu hội thảo, chuyên khảo...

Các nguồn tư liệu bổ sung cho phép chúng tôi tiếp cận vấn đề nghiên cứu một cách khách quan hơn và có cái nhìn mới hơn về những sự kiện lịch sử đã xảy ra.

Nghiên cứu lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1896 là công việc rất phức tạp và nhiều khó khăn. Vì vậy, mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong các nhà chuyên môn cũng như bạn đọc lượng thứ và đóng góp thêm ý kiến.

Xin chân thành cảm ơn!

Chủ biên

PGS.TS. NCVCC. Võ Kim Cương