LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI - ms 731
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI - ms 731
Đăng nhập để đọc sách và tải về file pdf miễn phí
Nhà xuất bản | GIÁO DỤC VIỆT NAM |
---|---|
Nhà xuất bản sách tiếp cận | Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai |
Năm xuất bản | 2010 |
Coppy right | NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM |
Lời Nói Đầu
Lời Nói Đầu
Lịch sử văn minh thế giới là môn học có nhiệm vụ cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình ra đời và phát triển của các nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử loài người.
Giáo trình này gồm 8 chương đem lại cho người đọc sự hiểu biết cơ bản và hệ thống về những nền văn minh thời cổ trung đại ở phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa, Đông Nam Á) và phương Tây (Hy Lạp, La Mã, các nước Tây Âu) và nền văn minh công nghiệp thời cận hiện đại.
Về đại thể, nội dung của mỗi chương đề cập đến những điều kiện hình thành nền văn minh, giới thiệu trình độ phát triển kinh tế và phân hóa xã hội, sơ lược lịch sử thành lập và cấu trúc của Nhà nước, những học thuyết chính trị, quan điểm triết học và các tôn giáo lớn cũng những thành tựu khoa học tự nhiên, kĩ thuật và văn học nghệ thuật.
Phần mở đầu phân tích những nét chung về khái niệm văn minh và văn hóa, phần kết luận nêu lên những nét khái quát trong tiến trình phát triển của lịch sử văn minh nhân loại, sự vận dụng vào quá trình hội nhập các trào lưu văn minh thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Trên cơ sở những kiến thức khoa học, môn học này có nhiệm vụ góp phần xây dựng quan điểm nhân văn, biết quý trọng và giữ gìn những sản phẩm vật chất và tinh thần của văn minh nhân loại, biết vận dụng hữu ích vào việc hoàn thiện nhân cách của mỗi người và kiến thiết đất nước theo đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Sau một vài năm thử nghiệm trong giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng, chúng tôi tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và sinh viên, tổ chức biên soạn lại giáo trình lịch sử văn minh thế giới theo sự phân công sau đây:
- PGS. Nguyễn Gia Phu: Bài mở đầu, các chương I, II, III, V, VI
- PGS. PTS. Đình Ngọc Bảo: Chương IV.
- PGS. Nguyên Quốc Hùng: Chương VIII.
- GS. Vũ Dương Ninh (Chủ biên): Chương VII, Kết luận.
Với thời lượng giảng dạy là 4 đơn vị học trình (60 tiết), giáo trình này không thể đi sâu vào chi tiết mà chỉ mong muốn tạo nên một cái nhìn khái quát và một sự hiểu biết cơ bản về lịch sử văn minh của loài người.
Để cuốn sách ngày càng hoàn chỉnh, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Ngày 19-6-1998
Các tác giả
BÀI MỞ ĐẦU
I. KHÁI NIỆM VĂN MINH
II. CÁC NỀN VĂN MINH LỚN TRÊN THẾ GIỚI
Chương 1: VĂN MINH BẮC PHI VÀ TÂY Á
I. VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI
II. VĂN MINH LƯỞNG HÀ cổ ĐẠI
III. VĂN MINH Ả - RẬP
Chương 2:VĂN MINH ẤN ĐỘ
I - TỔNG QUAN VỀ ẤN ĐỘ cổ TRUNG ĐẠI
II - NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA VĂN MINH ẤN ĐỘ.
III - NGHỆ THUẬT
IV - KHOA HỌC TỰ NHIÊN
V. TÔN GIÁO
Chương 3: VĂN MINH TRUNG QUỐC
I - TỔNG QUAN VỀ TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI
II - NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA VĂN MINH TRUNG QUỐC
Chương 4: VĂN MINH KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
I - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
II - CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
III - MỘT SỐ THÀNH TỰU VĂN HÓA
Chương 5: VĂN MINH HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI
I - TỔNG QUAN VỀ HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI
II – NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH HY - LA CỔ ĐẠI
Chương 6: VĂN MINH TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI
I - HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
II - VĂN HOA TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN THẾ KỈ X
1. Tình hình chung về văn hóa, giáo dục và tư tưởng
III - VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ XI ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIV
IV - VĂN HÓA TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG
V – SỰ TIẾN BỘ VỀ KĨ THUẬT
VI. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẠO TIN LÀNH
VII. SỰ TIẾP XÚC GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH
Chương 7: SỰ XUẤT HIỆN NỀN VĂN MINH CÔNG NGHIỆP
I. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA NỀN VĂN MINH CÔNG NGHIỆP
II. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
III - PHÁT MINH KHOA HỌC - KĨ THUẬT VÀ NHỮNG HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ THỜI CẬN ĐẠI
IV - THÀNH TỰU VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT
Chương 8: VĂN MINH THẾ GIỚI THẾ KỈ XX
I. VĂN MINH THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX:
II. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI VÀ SỰ PHÁ HOẠI VĂN MINH NHÂN LOẠI
III - VĂN MINH THẾ GIỚI NỬA SAU THỂ KỈ XX
KẾT LUẬN