LỊCH SỬ VIỆT NAM – TẬP 14

LỊCH SỬ  VIỆT NAM – TẬP 14

LỊCH SỬ VIỆT NAM – TẬP 14

Chủ đề: Lịch sử
Thể loại: Tham khảo - Nghiên Cứu
Định dạng: Braille All Contractions, Daisy Text, Epub
Ebook:
Miễn phí

Đăng nhập để đọc sách và tải về file pdf miễn phí

Nhà xuất bản NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI
Nhà xuất bản sách tiếp cận Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai
Năm xuất bản 2017
Coppy right NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI

LỜI NÓI ĐẦU

Trong lịch sử Việt Nam, khoảng thời gian từ năm 1975 đến năm 1986, chì hơn 10 năm, nhưng trên đất nước Việt Nam đã diễn ra biết bao sự kiện và những biến chuyển mang nhiều ý nghĩa.

Thắng lợi mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Đây là thắng lợi của cả dân tộc Việt Nam, là thắng lợi của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và mở ra một trang mới trong lịch sử: Đất nước thống nhất, nhân dân được sống trong độc lập, tự do và cùng bắt tay xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc với mục tiêu: Vì một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Toàn thể nhân dân Việt Nam, từ Bắc chí Nam, phấn khởi và tin tưởng vào tương lai của dân tộc.

Quá trình thống nhất đất nước được thực hiện, trước hết về tổ chức Nhà nước, tiếp đó là về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao...

Mở đầu cho quá trình ấy là cuộc Tổng tuyển cử ngày 25 tháng 4 năm 1976 bầu Quốc hội chung của cả nước. Sau cuộc Tổng tuyển cử, một Quốc hội chung, một Chính phủ chung ra đời: Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhân dân Việt Nam bắt tay vào khắc phục hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm. Lúc này, thực trạng đất nước hết sức khó khăn: Nen kinh tế phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu, trong khi tình hình xã hội có nhiều biểu hiện phức tạp cần giải quyết với hàng triệu người không có việc làm, một bộ phận dân chúng di tản, tìm cách ra nước ngoài trước những khó khăn về nhiều mặt của cuộc sống và sự phiền nhiễu, vấp váp, sai lầm của “thuở ban đầu” làm công việc quản lý bộ máy nhà nước. Trong khi đó, tình hình quốc tế và khu vực gây ra nhiều thử thách với Việt Nam: Các lực lượng vũ trang Việt Nam phải chiến đấu giáng trả các cuộc tấn công xâm phạm lãnh thổ Việt Nam băng quân sự trên quy mô lớn của Campuchia dân chủ và Trung Quốc, bảo vệ vững chắc phần lãnh thổ ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Không những thế, đáp ứng lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã tiến vào đánh đổ tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng Xary, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng và tiếp đó hỗ trợ nhân dân nước bạn xây dựng lại đất nước từ sự hoang tàn của nạn diệt chủng, một việc làm được mô tả là “chắp những mảnh vụn lại với nhau” theo lời của hai tác giả người Australia Granter Ivans và Kenvil Rawley.

Những thách thức kể trên cùng với những chủ trương phát triển kinh tế - xã hội mang tính duy ý chí, xa rời thực tế đất nước và không kịp thời nhận biết những biến đổi trong quan hệ quốc tế, cộng thêm chính sách bao vây, cấm vận của các nước phương Tây đã khiến đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trong những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 của thế kỷ XX.

Để thoát khỏi tình trạng khó khăn của đất nước, để cải thiện đời sống người dân, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, với tinh thần yêu nước và truyền thống cách mạng kiên cường, đã quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách, vượt qua chính mình, tìm con đường phát triển... Trài qua những năm tìm tòi, thử nghiệm, những quyết định táo bạo được thực hiện, trước hết trong các hoạt động kinh tế, trong phân phối lưu thông, trong tổ chức và quản lý sản xuất..., tạo nên những khâu đột phá ngoạn mục trong nông nghiệp, công nghiệp, các hoạt động văn hóa, xã hội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh... Có thể nói, giai đoạn 1975-1986 đã cung cấp những kinh nghiệm quý giá và tạo cơ sở cho sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước chính thức bắt đầu từ năm 1986 với Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam.

Có thể nói, giai đoạn 1975-1986 là một “chặng đường gian nan và ngoạn mục” với biết bao sự kiện và biến chuyển phong phú, mang nhiều ý nghĩa. Vì vậy, viết về giai đoạn lịch sử này, theo các tác giả của tập sách, là rất khó khăn, khi tài liệu thu thập được còn nhiều thiếu sót, và khả năng của chúng tôi còn hạn chế. Kính mong bạn đọc góp ý kiến để chúng tôi sửa chữa, bổ sung khi tập sách có điều kiện tái bản.

Xin trân trọng cảm ơn.

Thay mặt nhóm tác giả

PGS.TS. TRẦN ĐỨC CƯỜNG