TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHẬP MÔN

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHẬP MÔN

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHẬP MÔN

Tác giả: ThS. Lê Chí An
Chủ đề: Xã hội học
Thể loại: Tham khảo - Nghiên Cứu
Định dạng: Braille All Contractions, Daisy Audio With Text, Epub

Đăng nhập để đọc sách và tải về file pdf miễn phí

Nhà xuất bản ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nhà xuất bản sách tiếp cận Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai
Năm xuất bản 2015
Coppy right Đại học Mở bán công TP. HCM

Công tác xã hội nhập môn là môn học khởi đầu bắt buộc đối với sinh viên theo học ngành Công tác Xã hội và ngành Xã hội học tại Khoa Xã hội học, Đại học Mở-Bán công TP. Hồ Chí Minh và một số trường đại học khác trong nước, trước khi nghiên cứu các môn học tiếp theo như Công tác xã hội cá nhân và Công tác xã hội nhóm. Môn học như là một sự khai tâm về khoa học công tác xã hội cho người học,đưa họ bước qua cánh cửa đi vào ngôi nhà tri thức về ngành nghề công tác xã hội. Điểm trọng yếu ở đây là giúp sinh viên có cái nhìn mới, hiểu công tác xã hội như một nghề chuyên môn, khác với quan niệm cho rằng công tác xã hội ai cũng làm được như bấy lâu nay người ta vẫn thường nghĩ. Từ đó môn học giới thiệu lịch sử của ngành,các khái niệm,định nghĩa, quan điểm, giá trị,mục đích,phương pháp,và các dịch vụ của ngành công tác xã hội để người học có được cái nhìn tổng quát trước khi đi vào chuyên sâu.

Mục tiêu của môn học:

Sau khi học xong môn học, sinh viên sẽ:

- Hiểu được đây là một ngành học, một khoa học, một nghề chuyên môn đã hình thành từ khá lâu trên thế giới và ở Việt Nam.

- Nắm bắt các lý thuyết sử dụng trong công tác xã hội để áp dụng trong thực hành nghề nghiệp.

- Hiểu được định nghĩa, sứ mạng, mục đích, chức năng, giá trị ngành, đạo đức nghề nghiệp, các quan điểm cơ bản, các nguyên tắc hướng dẫn hành động của công tác xã hội.

- Tiếp cận tiến trình giải quyết vấn đề (của thân chủ) trong công tác xã hội.

- Nắm bắt một cách cơ bản các phương pháp công tác xã hội và những phương pháp thực hành công tác xã hội.

- Hiểu biết về các lĩnh vực xã hội có thể ứng dụng khoa học công tác xã hội.

- Có cái nhìn về triển vọng phát triển nghề nghiệp tương lai.