Công Tác Xã Hội Đại Cương

Công Tác Xã Hội Đại Cương

Công Tác Xã Hội Đại Cương

Chủ đề: Xã hội học
Thể loại: Tham khảo - Nghiên Cứu
Định dạng: Braille All Contractions, Daisy Audio With Text, Epub

Đăng nhập để đọc sách và tải về file pdf miễn phí

Nhà xuất bản ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Nhà xuất bản sách tiếp cận Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai
Năm xuất bản 2011
Coppy right NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Ra đời từ các xã hội công nghiệp ở châu Âu và Bắc Mỹ vào nửa cuối thế kỷ 19 và phát triển với tốc độ rất nhanh trong thế kỷ 20, công tác xã hội ngày nay tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.Công tác xã hội vừa là một khoa học, vừa là một nghềnghiệp chuyên môn của thế giới hiện đại.

Tại Hội nghị Liên đoàn quốc tế nhân viên công tác xã hội (IFSW) tổ chức ở Montreal, Canada, tháng 7/2000 các chuyên gia, đã đưa ra định nghĩa:

“Công tác xã hộị chuyên nghiệp là thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong các mới quan hệ con người và sự tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng là các nguyên tắc căn bản của nghề nghiệp công tác xã hội”

Sứ mạng của công tác xã hội là thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, gịải phóng con người, vì vậy, nó là một khoa học, một nghề nghiệp mang đậm chủ nghĩa nhân văn, là nhu cầu tất yếu của thế giới hiện đại. Nhiệm vụ của công tác xã hội, do đó, là can thiệp vào quá trình tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội cả ở tầm vi mô lẫn vĩ mô.

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội đã đặt ra những vấn đề hết sức to lớn, đòi hỏi ngành công tác xã hội phải ra đời và giải quyết các vấn đề đó. Tuy nhiên, nguồn nhân lực cho ngành công tác xã hội vô cùng hạn chế. Theo Đề án phát triển ngành công tác xã hội đến năm 2020 của Chính phủ, cả nước cần trên 60.000 nhân viên công tác xã hội. Trước mắt, đến 2015, phải có trên 30.000 người hoạt động trong lĩnh vực này. Những năm gần đây, hàng chục trường đại học và cao đẳng trong cả nước tiến hành tuyển sinh và tổ chức đào tạo chuyên ngành công tác xã hội, với quy mô, số lượng người học ngày càng tăng cường đáng kể.Để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu về công tác xã hội - một ngành học rất mới mẻ nhưng đầy tiềm năng ở Việt Nam, Bộ môn Công tác xã hội, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn cuốn Công tác xã hội đại cương.

 Cuốn sách này là công trình của tập thể giảng viên Bộ môn Công tác xã hội, do Tiến sĩ Lê Hải Thanh chủ biên, gồm có 6 chương:

Chương 1: Lịch sử phát triển ngành công tác xã hội

Chương 2: Đối tượng, chức năng của công tác xã hội

Chương 3: Các lý thuyết công tác xã hội

Chương 4: Các phương pháp công tác xã hội

Chương 5: Quy điều đạo đức của nhân viên xã hội

Chương 6: Một số lĩnh vực công tác xã hội.

Để hoàn thành được cuốn sách này, chúng tôi chân thành cám ơn Giáo sư - Tiến sĩ Ngô Văn Lệ, Giáo sư - Tiến sĩ Bùi Thế Cường, Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn An Lịch, và đặc biệt là cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh đã có nhiều ý kiến đóng góp rất quý báu từ khi xây dựng đề cương cho đến nội dung tác phẩm. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng chắc chắn rằng, cuốn Công tác xã hội đại cương không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, chúng tôi mong muốn nhận được sự góp ý của quý vị độc giả.

Xin trân trọng giới thiệu với độc giả cuốn sách Công tác xã hộị đại cương.