Bí Quyết Thành Công Của Các Doanh Nhân Thành Đạt

Ảnh bìa: Bí Quyết Thành Công Của Các Doanh Nhân Thành Đạt

Bí Quyết Thành Công Của Các Doanh Nhân Thành Đạt

Chủ đề: Tâm lý
Thể loại: Tham khảo - Nghiên Cứu
Định dạng: Braille All Contractions, Daisy Text, Epub

Đăng nhập để đọc sách và tải về file pdf miễn phí

Nhà xuất bản TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA
Nhà xuất bản sách tiếp cận Public domain
Năm xuất bản 2010
Coppy right NHÀ XUẤT BẢN TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA

Nước đục dễ bắt cá

 

Không bao giờ là quá già để học hỏi từ những người giỏi nhất, đặc biệt là từ một nhà đầu tư hoặc một nhà phân tích thị trường thành công. Dưới đây là suy nghĩ và tầm nhìn của một số nhà đầu tư xuất sắc nhất thế giới.

 

Vì thế mà cò rất khó bắt được mồi, một phần vì mặt nước trong vắt in bóng trời mây trên dưới lẫn lộn, phần khác vì con tôm cái tép khôn ngoan thường lẩn dưới đáy nước hay nép mình bất động trong các đám cây cỏ.

 

Vì thế mà cò ta luôn đói rạc. Cho đến một hôm, có một con quạ từ trên cao thả mình xuống nước để tắm. Nước bắn lên tung tóe, bùn đất từ dưới đáy cuộn lên đục ngầu. Lũ tôm tép hoảng loạn bật nhảy lung tung, chính vì thế trên mặt nước đục bùn đất chúng hiển hiện rõ mồn một. Thế là cò ta vội lao xuống đớp mổ lia lịa, được một bữa no căng mề…

 

Kể từ đó, cò hiểu ra rằng muốn bắt được mồi thì phải làm sao cho lũ mồi hoảng loạn, buộc chúng phải cử động hoặc ra khỏi chỗ trú ngụ mới dễ bề phát hiện. Và cũng từ đó cò ta bắt đầu chịu khó lội bộ trên mặt nước, lấy chân khuấy đục bùn đất dưới đáy nước và lùa đám tôm tép ra khỏi nơi ẩn nấp để rồi bằng những cú mổ điêu luyện, những con mồi khó bề thoát thân.

 

Đó cũng là một kế sách kinh doanh của người biết khai thác những cơ hội thị trường có nhiều biến động, chớp thời cơ để giành được mối lợi.

 

Nói cách khác, chính vào những khi thị trường có biến động là lúc xuất hiện nhiều cơ hội hơn cả. Khi đó, các đối thủ cạnh tranh chững lại chờ thời, nhiều nhu cầu mới nảy sinh, nhiều khoảng trống thị trường xuất hiện… nếu người làm ăn biết nhanh nhạy nhìn ra cơ hội đó và chớp lấy thì sẽ thu lợi lớn.

 

Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á đã khiến cho nhiều doanh nhân trắng tay, nhiều tập đoàn kinh tế lớn chao đảo. Tâm điểm và chịu ảnh hưởng lớn nhất của cơn bão này là Hàn Quốc và Thái Lan. Lúc bấy giờ, LG (lúc đó là Goldstar) – hãng sản xuất lớn của Hàn Quốc cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của đợt khủng hoảng đó.

 

Trước tình hình như vậy, ban lãnh đạo của hãng đã tỉnh táo nhận ra một vấn đề: Đó là nhu cầu thị trường luôn luôn tồn tại. Cuộc khủng hoảng tài chính đã làm nảy sinh ra một vấn đề về nhu cầu đối với hàng điện tử giá rẻ. Chính trong thời điểm này, Goldstar đã đổi tên thành tập đoàn LG với logo là một khuôn mặt cười. Hãng LG ngay lập tức tập trung vào sản xuất các mặt hàng điện tử gia dụng như: Điều hoà không khí, tivi, máy giặt, tủ lạnh… với chất lượng hợp lý và giá cả vừa phải.

 

Tại Việt Nam, năm 1998 LGVina ra đời. Trong khi kinh tế trong khu vực đang chững lại thì ở Việt Nam lại được mùa. Ngay lập tức LGVina đã tung ra chương trình khuyến mãi “Được mùa lại trúng thưởng ngay” dành cho nông dân khi mua sản phẩm điện tử với giá cả phù hợp mà giá trị khuyến mãi lên đến 20 triệu đồng.

 

Song song với việc tìm ra và chiếm lĩnh thị trường hàng điện tử giá hợp lý, trong tình thế khủng hoảng đó, LG còn tìm ra một con đường khác để phát triển, đó là tập trung vào sản xuất hàng xuất khẩu. Bắt nguồn từ việc tiền Won bị mất giá, tập đoàn LG đã nhận thấy cơ hội màu mỡ của thị trường xuất khẩu. Lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu các mặt hàng kể trên tại thời điểm xảy ra khủng hoảng đã đóng góp tới 70% tổng doanh thu của tập đoàn này, trong khi vào trước thời điểm khủng hoảng chúng chỉ góp được 30% vào tổng doanh thu của hãng.

 

Một ví dụ khác về đồ  Việt Nam tranh thủ thời cơ xâm nhập thị trường Mỹ. Đầu năm 2004, thị trường gỗ thế giới có sự biến động lớn. Đồ gỗ xuất khẩu của Canada và Trung Quốc vào thị trường Mỹ bị buộc tội bán phá giá, sản phẩm này trở nên khan hiếm trên thị trường Mỹ.

 

Trong khi đó, đồ  Việt Nam lúc này đã bắt đầu tạo dựng được  đối với người tiêu dùng tại đây. Chớp thời cơ này, các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam đã tăng tốc sản xuất để kịp thời đáp ứng cho việc xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp còn chủ động tìm mối nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi, Australia… nhằm đáp ứng các đơn đặt hàng đến từ Mỹ và Trung Quốc.

 

Nhờ thế, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của riêng sản phẩm gỗ chế biến đã đạt 561 triệu USD, tương đương với mức kim ngạch của cả năm 2003 mà ngành này đã đạt được. Mục tiêu của ngành chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt ra là xuất khẩu 1 tỷ USD vào năm 2010 đã đạt được ngay trong năm 2004.

 

Động cỏ đánh rắn

 

Hình ảnh các nữ nhân viên xinh đẹp phát quà cho khách hàng tại các địa điểm công cộng, các siêu thị đã trở nên quen thuộc với chúng ta. Thậm chí, nhiều người còn được phỏng vấn xin ý kiến về sản phẩm của hãng.

 

Đó chính là cách các nhà sản xuất thăm dò phản ứng của thị trường đối với sản phẩm của mình. Từ một nhóm cộng đồng nhỏ, họ sẽ có những nghiên cứu, cải tiến… để sản phẩm cuối cùng thực sự phù hợp với mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng. Trong kinh doanh, người ta gọi đó là kế sách “Động cỏ đánh rắn”.

 

Cốt lõi của kế sách này như sau: “Trong kinh doanh, muốn mở cơ sở làm ăn hay muốn tung một mặt hàng ra thị trường, người làm ăn khôn ngoan không bao giờ quên việc tìm hiểu, tạo phép thử, thăm dò phản ứng thị trường tìm ra chính xác nhu cầu cũng như thông tin cần thiết để có quyết định kinh doanh đúng đắn”.

 

Vào đầu những năm 1980, hãng xe hơi Cadillac muốn ra một sản phẩm mới “xe hơi mui trần” loại nhỏ để mở rộng thị trường. Tuy nhiên, thời bấy giờ người dân Mỹ đang ưa chuộng loại xe có máy lạnh và dàn âm thanh lập thể. Vì vậy, loại xe mui trần đã vắng bóng trên thị trường của Mỹ khoảng 10 năm.

 

Trước tình hình đó, quyết định của ban giám đốc công ty bị xem là khá mạo hiểm. Cuối cùng, để xem xét phản ứng của thị trường cũng như để khẳng định hướng đi của mình, hãng Cadillac đã quyết định chế tạo một chiếc xe hơi không mui, kiểu dáng, màu sắc thật hiện đại, theo kiểu thủ công. Đích thân ông giám đốc công ty lái chiếc xe đó trên những trục đường chính trong thành phố.

 

Chiếc xe hơi của ông ngay lập tức thu hút được sự chú ý của nhiều người xung quanh. Khi ông vừa dừng xe lại, những người hiếu kỳ lập tức vây quanh ông và đưa ra những câu hỏi về nhãn hiệu và nơi sản xuất chiếc xe. Sau đó họ ra sức bàn tán và đưa ra ý kiến về chiếc xe đặc biệt đó.

 

Để kiểm chứng thêm một bước nữa, ông tiếp tục lái chiếc xe của mình tới trung tâm thương mại, siêu thị và những nơi vui chơi giải trí đông đúc. Đi đến đâu ông cũng được mọi người hỏi han. Thậm chí, khi đi trên đường cao tốc, các lái xe còn bấm còi chào khi thấy chiếc xe kỳ lạ của ông. Có một chiếc xe con loại cao cấp đang thịnh hành lúc bấy giờ còn ép xe của ông vào vệ đường để làm quen và ngắm nghía chiếc xe.

 

Qua những bàn luận vô tư của họ, ông giám đốc đã nhận ra mong muốn và sở thích về loại xe mui trần. Đối với người lớn tuổi, chiếc xe như một sự hoài niệm về quãng thời gian họ đã trải qua, còn giới tài xế trẻ thì xem đó như một sự hiếu kỳ. Qua vài lần thử nghiệm nữa, hãng Cadillac đã nắm được tình hình thị trường. Không lâu sau, công ty tuyên bố cho ra đời sản phẩm xe mui trần kiểu nam. Không ngoài dự đoán, đơn đặt hàng từ khắp nơi trên nước Mỹ tới tấp gửi về. Ngay trong năm đầu tiên, hãng đã tiêu thụ được 23.000 chiếc.

 

Hãng Cadillac đã áp dụng kế sách “Động cỏ đánh rắn” nhằm thăm dò lượng tiêu thụ xe hơi mui trần trong tương lai khi thị trường không có một dấu hiệu nào về nhu cầu đó. Cách thức “động cỏ” của hãng Cadillac đã đạt được  là do họ đã tìm ra được một cách thăm dò thị trường hữu hiệu. Những người tham gia không hề biết họ đang góp phần vào một cuộc thử nghiệm. Chính vì thế những phản ứng và ý kiến được họ đưa ra tự nhiên và đem lại kết quả đáng tin cậy. Hơn nữa cuộc thử nghiệm lại diễn ra trên đường phố, là nơi đông người và là nơi xuất hiện của những chiếc xe hơi.

 

Chính vì vậy, không những chỉ thăm dò thị trường mà còn phải tìm ra được cách thăm dò hữu hiệu nhất thì doanh nghiệp mới có thể thành công.

 

Kế sách này còn hữu dụng ngay đối với những doanh nghiệp nhỏ. Masuda là một tiệm cà phê ở Nhật Bản. Ông chủ quán muốn thay đổi loại cốc đựng cà phê có màu sắc đặc biệt để phù hợp với tâm lý người tiêu dùng nhưng không biết chọn màu nào. Ông ta quyết định thăm dò nhu cầu của khách hàng. Ông cho đóng một chiếc giá sang trọng, trên đó bày những chiếc cốc rất đẹp với các màu khác nhau. Mỗi khách hàng vào quán đều rất vui vẻ khi được mời tự chọn cốc để uống cà phê. Sau khi họ uống xong ông đều hỏi một câu giống nhau “Các vị thấy nồng độ cà phê thế nào?”.

 

Sau một tuần thử nghiệm và ghi lại kết quả đầy đủ, ông nhận thấy khách hàng hay chọn bốn màu: màu cà phê, màu xanh, màu hồng và màu vàng. Trong số đó, họ trả lời khi dùng ly màu cà phê thì 2/3 cho là cà phê quá đậm, dùng ly màu xanh thì họ cho là cà phê nhạt, dùng ly màu vàng họ cho là rất vừa, dùng ly màu hồng thì tất cả khách hàng đều cho là rất đậm. Từ đó, tiệm cà phê đổi sang dùng loại ly màu hồng, vừa tiết kiệm được cà phê lại vừa làm cho khách hàng vừa ý.

 

Ông chủ quán đã áp dụng một cách đúng đắn kế sách “Động cỏ đánh rắn”. Trước khi tung loại cốc đựng cà phê mới, ông đã không dựa vào cảm tính của mình mà đã trực tiếp thăm dò ý kiến khách hàng thông qua một cuộc thử nghiệm thú vị ở quy mô nhỏ. Sự thận trọng này đã giúp ông có được lựa chọn màu sắc chiếc cốc vừa đẹp lòng khách hàng lại vừa đem lại lợi ích cho quán cà phê.