SORATES TỰ BIỆN
SORATES TỰ BIỆN
Đăng nhập để đọc sách và tải về file pdf miễn phí
Nhà xuất bản | NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC |
---|---|
Nhà xuất bản sách tiếp cận | Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai |
Năm xuất bản | 2017 |
Coppy right | NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC |
DẪN VÀO SOCRATES TỰ BIỆN
Giới thiệu tác phẩm là đặt nó trở vào bối cảnh lịch sử đương thời, để từ đó rút ra một ý nghĩa nào đó cho thời đại ấy và cho mai hậu. Do đó, bài dẫn nhập này sẽ lần lượt trình bày với quý tộc giả nền dân chủ của Athens từ thế kỷ VI đến thế kỷ IV tCN[1], trước khi bàn về vụ án Socrates (năm 399)[2], một biến cố mà Plato từng gọi là “huyền thuyết lập ngôn của triết học”. Biến cố này còn mang ý nghĩa gì cho chúng ta ngày nay chăng? Quyền thẩm định tất nhiên thuộc về độc giả; ở đây, xin trân trọng giới thiệu hai tác phẩm ngắn về biến cố nói trên mà chúng tôi đã dịch để góp mặt vào tủ sách:
[1] Vì tất cả ngày tháng trong bài này đều xảy ra trước Công nguyên (trừ một vài ngoại lệ nằm giữa hai thời đại hay sau Công nguyên), từ đây trở đi chúng tôi sẽ không nhắc lại cụm từ này. Xin quý độc giả tự động hiểu ngầm.
[2] Socrates (470 – 399) là con của Sophroniscus (thợ chạm) với Phaenarete (bà đỡ). Thời trẻ giao du với một số nhân vật sau này được gọi là các triết gia “tiền Socrates”, nhất là Anaxagoras (500 – 428) và Archelaus (trong thế kỷ V), cùng với nhiều triết gia thuộc trường phái biện sĩ, trước khi khai mở một đường hướng triết học khác vào tuổi 40, mới cả về nội dung lẫn phong cách. Thứ triết lý sau, mà Aristotle đặt tên là “triết lý nhân sự”, bị xem là một đe dọa cho nền dân chủ vừa được tái lập sau chiến tranh và chuyên chính lệ thuộc, ông bị kết án tử hình năm 399. Socrates không để lại một tác phẩm nào; ông được biết đến chủ yếu nhờ những bản đối thoại với Plato (nhất là các bản đầu, đời sau gọi chung là “socratic” hay “socratiques”, vì nội dung còn biểu hiện trung thực tư tưởng của Socrates hơn cả), và sau đó qua những trước tác của Xenophon và Aristotle. Nhưng từ sau khi chết, ông được xem là biểu tượng của triết học phương Tây nói chung, là người đặt nền móng cho triết lý chính trị và luân lý học phương Tây nói riêng.