LỊCH SỬ VIỆT NAM – TẬP 9
LỊCH SỬ VIỆT NAM – TẬP 9
Log in to download this book.
Publisher | NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI |
---|---|
Accessible book producer | Sao Mai Center for the Blind |
Published year | 2017 |
Coppy right | NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI |
LỜI NÓI ĐẦU
Trong lịch sử Việt Nam, 1930-1945 là một thời kỳ đặc biệt. Đặc biệt là bởi chỉ sau 15 năm ra đời, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ta đập tan ách thống trị kéo dài hơn 80 năm của thực dân đế quốc, giành độc lập, tự do cho dân tộc, lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế từng ngự trị ngót một nghìn năm trên đất Việt Nam, lập ra một nhà nước “của dân, do dân, vì dân” - một kỳ tích có ý nghĩa không chỉ trong phạm vi dân tộc mà còn cả trên phạm vi toàn thế giới.
Do tính chất đặc biệt của nó, “Lịch sử Việt Nam 1930-1945” đã thu hút sư quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong cũng như ngoài nước. Nội dung phong phú và cũng không kém phần phức tạp của thời kỳ lịch sử này đã khiến cho số lượng các công trình liên quan lên tới hàng trăm, bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp...
Tùy vào mục đích nghiên cứu, góc độ nghiên cứu của moi tác giả, lịch sử thời kỳ này đã được tái hiện theo những cách khác nhau. Các học giả trong nước thường đi sâu nghiên cứu phong trào đau tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta khi coi đó là dòng chính của lịch sử đất nước. Các học giả nước ngoài thường đi tìm những bí ẩn của lịch sử Việt Nam thời kỳ này trong việc “mổ xẻ”, phân tích hình thái thực dân của xã hội Việt Nam và tìm trong bản chất của chế độ thuộc địa lời giải đáp cho những câu hỏi, những thắc mắc của họ về vấn đề này hay vấn đề khác của lịch sử, trong đó câu hỏi lớn nhất là về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam mà đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sàn Đông Dương trong phong trào giải phóng dân tộc ờ một nước thuộc địa nhược tiểu. Cũng có những học giả tiến sâu hơn vào việc nghiên cứu về hình thái chiến tranh cách mạng ớ Việt Nam đế giải thích nguyên nhân đưa đến thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trên những hướng nghiên cứu đó, đã có những công trình mang tính chất thông sử, trình bày khái quát ve thời kỳ lịch sử này trên tất cả các khía cạnh của nó. Lại vì thời kỳ này có thế được ngắt thành những giai đoạn nhỏ, với những nội dung khác biệt trên các khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội... nên đã có những công trình chuyên biệt về một giai đoạn cụ thể nào đó, chang hạn như: 1930- 1931, 1932-1935, 1936-1939, 1939-1945 hoặc gia chi riêng về lịch sử của Cách mạng tháng Tám. Cũng có những công trình chuyên sâu phản ánh về một phương diện, một vấn đề cụ thể, một sự kiện cụ thể hoặc tại một địa phương cụ thể nào đó trong trường đoạn lịch sứ này, được trình bày và công bố dưới những hình thức rất phong phú, đa dạng.
Điều đó nói lên rằng chúng tôi đã đi sau không ít người trong việc nghiên cứu về “Lịch sử Việt Nam 1930-1945”. Đối với chúng tôi, đó vừa là một thuận lợi, vừa là một thách thức. Thuận lợi là vì chúng tôi được thừa hưởng kết quả của những công trình nghiên cứu phong phú kia. Còn thách thức thì là vì chính sự phong phú của các công trình đã công bố đặt chúng tôi trước một thực tế là dù chì muốn làm “khác đi” một chút thôi công trình của mình so với những công trình trước cũng đòi hòi phải cố gắng rất nhiều trong cả việc bổ sung thêm nguồn tài liệu tham khảo lẫn như trong phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề.
Trên thực tế, về tài liệu tham khảo, chúng tôi chú ý đến cả hai nguồn: nguồn các ấn phẩm và nguồn tài liệu lưu trữ.
Về các ấn phẩm, bên cạnh những công trình của các học giả trong nước, trong đó có những công trình của các nhà sử học có tên tuổi, được sưu tầm tại các thư viện ở cả trung ương cũng như ở các địa phương, chúng tôi còn bằng nhiều cách thu gom được không ít công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài, được công bố dưới dạng các cuốn sách đồ sộ, các luận án tiến sĩ lịch sử. các luận văn cao học và các bài viết được công bố trên các tạp chí bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, nhất là của các nhà sử học người Pháp đê phục vụ cho việc nghiên cứu riêng về để tài này.
Cũng như vậy, những nguồn tài liệu khác mà chủ yếu là tài liệu lưu trữ, được sản sinh ra từ lịch sử của thời kỳ này rất nhiều, trong đó một phần đã được các tác giả khai thác, sử dụng, nay cũng được chúng tôi tiếp tục khai thác tại các trung tâm lưu trữ cả trong và ngoài nước: Trung tâm Lưu trữ quốc gia ỉ (Hà Nội); Trung tâm Lưu trữ quốc gia II (Thành phố Hồ Chí Minh) và Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại Pháp (Aix en Provence)...
Nguồn tài liệu được nhân thêm ấy đã cho phép chúng tôi trình bày một cách cặn kẽ hơn một so khía cạnh của nội dung nghiên cứu, mở rộng hơn nội hàm, gia tăng hơn từ khóa của việc nghiên cứu, làm “khác đi” một chút trong cách trình bày hay lý giải về vấn đề này hay vấn đề khác của lịch sử thời kỳ ấy trên cả mặt thứ nhất của nó là hiện trạng của chế độ thuộc địa mà thực dân Pháp và sau đó thêm cả phát xít Nhật đã thực hành ở Việt Nam, cũng như trên cả mặt thứ hai của nó là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Tất nhiên, vẫn còn rất nhiều tài liệu và vấn đế cần phải được khai thác và đi sâu nghiên cứu thêm xung quanh đề tài này để cho ‘‘Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945” được hiện lên một cách khách quan như nó vốn có.
Cuốn sách này chia thành 6 chương, thế hiện nội dung của ba giai đoạn 1930-1935, 1936-1939, 1939-1945 với ba đặc trưng khác nhau.
Nhóm tác giả chúng tôi gồm ba người, moi người đã hoàn thành những công việc được phân công như sau:
Chủ biên: PGS.TS. Tạ Thị Thúy
Chương I: PGS.TS. Tạ Thị Thúy
Chương II: PGS.TS. Tạ Thị Thúy và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Mão
Chương III: PGS.TS. Tạ Thị Thúy
Chương IV: PGS.TS. Tạ Thị Thúy
Chương V: PGS.TS. Tạ Thị Thúy
Chương VI: PGS.TS. Võ Kim Cương
Lời nói đầu, Kết luận, Phụ lục, Thư mục: PGS.TS. Tạ Thị Thúy
Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thế và cá nhân ở trong cũng như ở ngoài nước.
Viện Sử học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan chủ trì đề tài.
Các nhà sử học, các đồng nghiệp đã tận tình trợ giúp chúng tôi trong việc thu thập tài liệu, dụng công đọc, góp ý từ bản đề cương đến các bản thảo của cuốn sách.
Chúng tôi xin bày tỏ tình cảm biết ơn sâu sắc nhất tới Giáo sư - Nhà giáo nhân dân Đinh Xuân Lâm và Nhà sử học quá cố người Pháp Charles Foumiau, là những người đã dẫn dắt, chỉ bảo chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện những công trình về lịch sử Việt Nam cận đại nói chung, về giai đoạn 1930-1945 nói riêng.
Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn tới GS.TS. Shaun Kingsley Malamey, Trường Đại học Quốc té Thiên chúa giáo Tokyo, Nhật Bản đã viết chuyên đề “Bệnh tật, sức khỏe và y học ở Việt Nam từ 1930 đến 1945” cũng như ở các giai đoạn trước, được chúng tôi sử dụng trong công trình này.
Cũng như vậy, chúng tôi không thế quên những người đã giúp chúng tôi trong việc khai thác tài liệu tại các trung tâm lưu trữ, các thư viện trung ương, địa phương, chuyên ngành.
Cuối cùng, chúng tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện hơn nữa công trình này, nâng cao giá trị tham khảo của nó.
Chủ biên
PGS.TS. Tạ Thị Thúy