LỊCH SỬ VIỆT NAM – TẬP 10
LỊCH SỬ VIỆT NAM – TẬP 10
Log in to download this book.
Publisher | NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI |
---|---|
Accessible book producer | Sao Mai Center for the Blind |
Published year | 2017 |
Coppy right | NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI |
LỜI NÓI ĐẦU
Trong lịch sử hiện đại Việt Nam, thời kì 1945-1954, nhất là giai đoạn từ tháng 9/1945 đến cuối năm 1950 có vị trí đặc biệt và có nhiều đặc điểm. Cách mạng tháng Tám 1945 đã thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được thành lập, nhưng nền độc lập của Việt Nam chưa được thế giới công nhận. Việt Nam vẫn là nơi các thế lực đế quốc tranh giành ảnh hưởng, và dẫn đến kết cục là thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, buộc nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ phải phát động một cuộc kháng chiến trường kì, toàn dân, toàn diện. Trên đất nước Việt Nam đã xuất hiện hình thái đan xen giữa ta và địch. Phía ta - Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa lãnh đạo nhân dân “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”, phía địch - các “chính phủ quốc gia” do Pháp dựng lên và lực lượng thân Pháp, tiến hành tuyên truyền, lừa bịp. lôi kéo một bộ phận nhân dân sống trong các vùng tạm bị chúng chiếm đóng quay lưng lại với cuộc kháng chiến chổng thực dân Pháp của toàn dân tộc. Trong thực tế, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa van nằm trong vòng vây của chù nghĩa đế quốc. Đất nước hầu như kiệt quệ bởi chính sách khai thác, bóc lột đen cạn kiệt của thực dân Pháp, phát xít Nhật và bởi thiên tai liên miên, lại bị các thế lực đế quốc và các thế lục phản động nhòm ngó, xâu xé, đến mức . .ở trong tình thế hết sức mong manh, ngay chính đối với sự tồn tại của mình” .
Đảng Cộng sản Đông Dương (hoạt động bí mật), Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại vừa mềm dẻo, linh hoạt vừa nguyên tắc, kiên định đã từng bước thay đổi được tương quan lực lượng và giành được những thắng lợi rất quan trọng có ý nghĩa rất quyết định. Sự kiện Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác công nhận nền độc lập của Việt Nam, đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào đầu năm 1950, đặc biệt là Chiến thắng Biên giới Thu - Đông năm 1950 đập tan các căn cứ chiếm đóng của địch, khai thông vùng căn cứ địa Việt Bắc với thế giới bên ngoài đã chấm dứt tình trạng bị cô lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Một cục diện mới (về chính trị, quân sự, ngoại giao...) đã mở ra. Do đó, không chỉ phía Việt Nam dân chủ cộng hòa có sự chuyển hướng trong đường lồi chi đạo kháng chiến, mà cả phía Pháp với nguỵ quyền, nguỵ quân cũng đã phải đề ra những đối sách mới đế ứng phó với tình hình mới. Từ tháng 8/1945 đến cuối năm 1950, 13 đời Thủ tướng Pháp với nhiều kế hoạch xâm lược Việt Nam như Kế hoạch D'Argenlieu, kế hoạch Leclerc, kế hoạch Revers đã không xoay chuyển được tình hình và cuối năm 1950 phải chuyến sang một kể hoạch mới do Tướng De Lattre de Tassigny, Cao uỷ Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương phụ trách.
Như vậy là đến cuối năm 1950, cả hai lực lượng song song tồn tại ở Việt Nam (lực lượng của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - một nước đã được phe xã hội chủ nghĩa công nhận và lực lượng thân Pháp đang được một số nước đế quốc như Mỹ, Anh ủng hộ) đểu chuyển sang một giai đoạn mới trong cuộc đấu tranh một mất một còn để giành giật vai trò là người đại diện đích thực trên đất nước Việt Nam.
Giai đoạn lịch sử 1945-1950 chứa đựng nhiều sự kiện, nhiều vấn đề nhưng chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ. Cho đến nay, những công trình của các sử gia Việt Nam nghiên cứu "phía bên kia" một cách thật sự sâu sắc còn ít. Khôi phục lại một cách chân thực, khách quan diện mạo của Việt Nam bằng cách nhìn tổng thể, toàn diện cả hai phía là rất cần thiết đối với việc biên soạn lịch sử dân tộc giai đoạn này. Chi trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện tỉnh hình chính trị - xã hội, quân sự, kinh tế, văn hóa của cả hai phía, chúng ta mới có điều kiện đánh giá những thắng lợi to lớn mà quân và dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giành được, cũng như lí giải những khó khăn, tổn thất của ta một cách khách quan và đầy đủ.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thức được rằng dòng chính của lịch sử giai đoạn này là lịch sử giai đoạn đầu cuộc kháng chiến và kiến quốc của quân và dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Do vậy, các sự kiện lịch sử về Việt Nam dân chủ cộng hòa thường được trình bày nhiều hơn.
Nhóm biên soạn mong muốn và đã cố gắng thu thập tư liệu đê có thể trình bày một cách tương đối toàn diện lịch sử giai đoạn từ tháng 9/1945 đến cuối năm 1950. Nhưng quả thực là “lực bất tòng tâm”, bởi lẽ còn rất nhiều mảng tư liệu, đặc biệt là khối lượng tư liệu đồ sộ đang được lưu giữ trong các kho lưu trữ ở nước ngoài chúng tôi chưa tiếp cận được. Cho nên cuốn sách lịch sử Việt Nam trong giai đoạn này có những mảng tư liệu còn chưa được đầy đủ. Chúng tôi hy vọng trong tương lai gần có thế dần dần khắc phục được sự thiếu sót này.
Cuốn sách do ba cán bộ nghiên cứu thuộc Phòng lịch sử hiện đại Việt Nam, Viện Sủ học biên soạn:
- PGS. TS. ĐINH THỊ THU CÚC: Chương I, Chương II, Lời nói đầu và Lời kết;
- TS. ĐỎ THỊ NGUYỆT QUANG: Chương III, Chương IV;
- PGS. TS. ĐINH QUANG HẢI: Chương V, Chương VI.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Lãnh đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam (Nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) về sự tài trợ, Lãnh đạo Viện Sử học về sự quan tâm chi đạo trong quá trình biên soạn và hoàn thành công trình này.
Tập sách này được biên soạn trên cơ sở tham khảo, kế thừa nhiều tư liệu cũng như quan điểm của các công trình sử học đã được công bố trước đây có liên quan đến nội dung cuốn sách này. Không có điều kiện bày tỏ sự cảm tạ tới tận từng người, chúng tôi thành thực xin lỗi và xin nhận ở chúng tôi, những người đi sau, lòng biết ơn chân thành nhất.
Chúng tôi hết sức biết ơn các cơ quan lưu trữ tài liệu ở trung ương, ở các địa phương, các thư viện, đặc biệt là thư viện Viện Sử học đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để chúng tôi có thể khai thác tư liệu.
Nhóm đề tài đặc biệt cám ơn PGS. Cao Văn Lượng, GS.NGND. Đinh Xuân Lâm, PGS. NGND. Lê Mậu Hãn, PGS. Bùi Đình Thanh, NNC. Đặng Phong, Thiếu tướng PGS. TS. Trịnh Vương Hồng, PGS. TS. Nguyễn Trọng Phúc, PGS. TS. Trần Bá Đệ, PGS. TS. Trần Đức Cường, PGS. TS. Nguyễn Vân Nhật... đã tận tình gợi ý, chi bảo, đọc bản thảo, góp ý kiến, cung cấp tư liệu và hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ quý báu để công trình hoàn thiện hơn nữa
Chủ biên PGS. TS. ĐINH THỊ THU CÚC