LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN – MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI
LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN – MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI
Log in to download this book.
Publisher | NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM |
---|---|
Accessible book producer | Sao Mai Center for the Blind |
Published year | 2005 |
Coppy right | NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM |
LỜI MỞ ĐẦU
“Lịch sử nhà Nguyễn - một cách tiếp cận mới” là công trình nghiên cứu của các nhà sử học và nhiều nhà giáo giảng dạy lịch sử Việt Nam thời nhà Nguyễn (1802 - 1945). Sự tồn tại của vương triều Nguyễn suốt 143 năm trong dòng chảy lịch sử dân tộc đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới sử học nói riêng và giới khoa học xã hội Việt Nam nói chung. Từ cách tiếp cận khác nhau đã tạo ra cái nhìn và đánh giá vai trò của triều Nguyễn, công và tội của vương triều này đôi khi rất khác nhau. Chẳng hạn, vấn đề chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Nguyễn, một số nhà sử học cho rằng, đây là giai đoạn lịch sử đi xuống, nhà Nguyễn vẫn lấy tư tưởng Nho giáo, Khổng - Mạnh lỗi thời làm nền tảng. Đó là chế độ quân chủ chuyên chế, hà khắc, tham nhũng, thần phục phong kiến Trung Hoa lạc hậu nhưng lại “bế quan tỏa cảng” với thế giới phương Tây, đàn áp và cấm đạo. Vua quan thì bạc nhược, có tư tưởng đầu hàng dẫn tới mất nước. Ngược lại một số ý kiến cho rằng: dưới triều Nguyễn đã thống nhất hành chính chặc chẽ hơn trước nhiều, về dân trí đã mở mang thi cử, tuyển chọn người tài đều đặn, khai khẩn đất hoang ở phía Nam và lấn biển ở phía Bắc, v.v... Nhận định vai trò lịch sử của các vua nhà Nguyễn cũng là một vấn đề lịch sử của các vua nhà Nguyễn cũng là một vấn đề quan trọng và cần phải khách quan, vì tính lịch của họ đối với đất nước. Có vua nhà Nguyễn như Minh Mệnh đàn áp phong trào khởi nghĩa dữ dội, nhưng ông thực sự củng cố được đất nước, mở mang bờ cõi. Tự Đức có chính sách bạc nhược. Nhà Nguyễn cũng có những vị vua quyết tâm chống giặc ngoại xâm giữ gìn đất nước như Hàm Nghi, Duy Tân.. .và cả những ông vua sẵn sang làm trâu ngựa cho thực dân Pháp như Đồng Khánh, Khải Định, Bảo Đại. 143 năm tồn tại của triều đại nhà Nguyễn là một phần quan trọng của lịch sử nước nhà, được giảng dạy ở cấp phổ thong, cao đẳng và đại học, nên cần phải sớm đi tới những nhận định nhất quán.
Để khắc phục sự bất cập trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thời kỳ này, điều trước nhất là cần có một phương pháp luận sử học bắt nguồn từ khoa học lịch sử mácxit, coi “công minh lịch sử” là điều kiện tiên quyết cho việc xem xét, đánh giá lịch sử. Muốn thế, cần phải nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử. Điều này sẽ giúp cho việc nghiên cứu và giảng dạy bộ môn lịch sử có được tính khoa học và nhất quán.
“Lịch sử nhà Nguyễn - một cách tiếp cận mới” gồm 3 phần:
Phần I: Một số yêu cầu về phương pháp luận trong nghiên cứu và dạy học lịch sử thời Nguyễn
Phần II: Một số vần đề lịch sử thời Nguyễn
Phần III: Về phương pháp dạy học lịch sử thời Nguyễn.
Tháng 10/2002 cuộc hội thảo khoa học quốc gia về “Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thời Nguyễn ở Đại học, Cao đẳng sư phạm và phổ thong ” do Khoa lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức đã thu hút hầu hết các nhà nghiên cứu lịch sử và giảng dạy lịch sử tham gia. Một số báo cáo phù hợp với tiêu chí và nội dung của “Lịch sử nhà Nguyễn - một cách tiếp cận mới” đã được đưa vào sách này.
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm hy vọng “Lịch sử nhà Nguyễn - một cách tiếp cận mới” góp phần giúp bạn dọc có cái nhìn khách quan về lịch sử thời Nguyễn, tránh những bất cập trong đánh giá lịch sử thời kỳ này.
Mong bạn dọc góp ý kiến chỉ ra những điều cần thiết để lần xuất bản sau được tốt hơn.