LỊCH SỬ VIỆT NAM – TẬP 11
LỊCH SỬ VIỆT NAM – TẬP 11
Log in to download this book.
Publisher | NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI |
---|---|
Accessible book producer | Sao Mai Center for the Blind |
Published year | 2017 |
Coppy right | NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI |
LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945-1954 chủ yếu là lịch sử của cuộc kháng chiến chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập và giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954 được coi là "cuộc kháng chiến thần thánh", cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện. Kể từ ngày 23 tháng 9 năm 1945, khi nhân dân Nam Bộ với gậy tầm vông đứng lên chống Pháp đến ngày những tên lính thực dân cuối cùng rút khỏi miền Bắc, nhân dân Việt Nam trải qua hơn 3.000 ngày đây hy sinh, gian khổ nhưng vô cùng anh dũng và tự hào.
Trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1954, thực dân Pháp được sự ượ giúp và tiếp đó là sự can thiệp trực tiếp của Mỹ đã thực hiện nhiều kế hoạch từ kinh tế đến chính trị và quân sự để cứu vãn cuộc chiến ngày càng có nguy cơ thất bại trước sự lớn mạnh của lực lượng kháng chiến Việt Nam. Và để tiến tới giành thắng lợi, Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam đã thực thi đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo. Đó là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh; là đường lối xây dựng, phát huy sức mạnh của cả một dân tộc chiến đấu vì độc lập và tự do cho Tổ quốc; đường lối liên minh chiến đấu với nhân dân các nước Lào và Campuchia, đoàn kết với nhân dân tiến bộ trên thế giới mà trực tiếp nhất là nhân dân Trung Quốc và Liên Xô.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam phát triển, lớn mạnh qua từng giai đoạn. Sau Cách mạng tháng Tám, Việt Nam từ chỗ bị bao vây; ngân sách trống rỗng, kinh tế bị tàn phá, nghèo nàn, lạc hậu; lực lượng vũ trang còn nhỏ bé, thiếu kinh nghiệm, trang thiết bị lạc hậu, qua năm tháng xây dựng và tranh đấu đã từng bước trưởng thành và lớn mạnh. Nền kinh tế đủ cung cấp cho kháng chiến, lực lượng vũ trang nhân dân ngày càng chính quy, hiện đại đủ sức đánh và thắng trong các chiến dịch quân sự lớn làm thay đổi cục diện chiến tranh như chiến dịch Biên Giới, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào... và nhất là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1954.
Đánh giá ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chi rõ, đây là “lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thẳng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới”[1].
Lịch sử Vỉệt Nam từ năm 1951 đến năm 1954 nhàm giới thiệu một cách chân thực, khách quan, toàn diện và hệ thống từ âm mưu, kế hoạch xâm lược và thống trị của đế quốc Pháp - Mỹ trong cuộc chiến tranh, đến chủ trương, đường lối của Đảng và quá trình đấu tranh anh dũng của quân đội và nhân dân Việt Nam trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên tất cả các mặt từ chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa...
Công trình này do nhóm tác giả Viện Sử học biên soạn:
- PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật: Lời nói đầu, Chương VI, Kết luận và Tài liệu tham khảo
- TS. Đỗ Thị Nguyệt Quang: Chương I, Chương II và Chương III
- PGS.TS. Đinh Quang Hải: Chương IV và Chương V
Để thực hiện cuốn sách này, các tác giả đã cố gắng sưu tầm, bổ sung các nguồn tài liệu mới; phân tích, đối chiếu, so sánh để xác minh độ chính xác, tin cậy của tài liệu, sự kiện. Tuy vậy, chắc chắn còn có những tài liệu quỷ mà chúng tôi chưa có điều kiện tiếp cận, khai thác và thẩm định.
Cuốn sách được biên soạn trên cơ sở tham khảo, kế thừa những tài liệu cũng như các quan điểm của các công trình liên quan đã được công bố. Chúng tôi xin phép và chân thành cảm ơn các tác giả đi trước về sự kế thừa này.
Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đổi với sự quan tâm giúp đ& của Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các đồng nghiệp tại Viện Sử học và các cơ quan bạn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi hoàn thành công trình.
Do hạn chế về năng lực cũng như về tài liệu, chắc chắn công trình không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đông đảo bạn đọc để công trình sẽ được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản.
Chủ biên
PGS.TS. Nguyên Vân Nhật
[1] Hồ Chí Minh, Toàn tâp, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.12.