1 - Pin máy tính xách tay có bao nhiêu loại?
Thường có 2 loại là Ni-Metal và Li-ion. Vì khả năng nạp lại tốt hơn và ít bị "chai" nên Pin của các máy tính hiện nay đều dùng Li-ion.
2- Lần đầu tiên sạc trong bao lâu và số lần sạc lại của Pin Li-ion là bao nhiêu?
Khi ta mua một thiết bị có dùng pin, bao giờ người bán cũng yêu cầu sạc đầy lần đầu tiên. Việc đó đúng, nhưng nếu đó là thiết bị dùng Pin Ni-Metal thời gian có thể lên
tới 8-10h. Nếu áp dụng thời gian đó vào Pin Li-ion thì không đúng. Pin Li-ion chỉ cần 3-4h là đã đầy. Nếu ta tiếp tục sạc, lúc đó Pin sẽ nóng lên và giảm tuổi thọ. Với khả năng phục hồi đến 90% thì chỉ chỉ trong 50 lần nạp đầu tiên. Từ lần thứ 100 trở đi chỉ còn dưới 80% và sẽ chỉ còn dưới 70% khi nạp lại từ 150-200 lần. Các nhà sản xuất đưa ra con số tối đa nạp lại được là 500 lần với Pin Li-ion mà Pin vẫn còn có thể dùng được. Nhưng lúc này dung lượng chỉ đạt chưa đến 30% so với khi còn mới.
3- Pin để không dùng thì không hỏng?
Không phải như vậy. Sau 1 năm, dù chưa nạp lại lần nào, Pin Li-ion cũng chỉ còn dung lượng tối đa là 80%, và xác suất hỏng tăng lên 10%. Con số này sẽ tệ đi nữa khi thời gian
tăng lên.
4- Luôn cắm máy tính vào điện sẽ không hao Pin?
Đúng là sẽ không hao Pin. Nhưng như thế thì mua máy tính để bàn tốt hơn và rẻ hơn nhiều. Chưa kể làm như vậy Pin trong máy sẽ rất nhanh bị "chai" Tức là nạp 10 phút là đầy và dùng 5 phút đã hết.... . Nhà sản xuất khuyến cáo nên dùng Pin máy tính xách tay như dùng Pin của điện thoại di động. Tức là nạp đầy - Dùng kiệt. Trong trường hợp luôn để máy trên bàn, không di chuyển, ta có thể luôn cắm sạc nhưng rút pin ra khỏi máy. Máy tính hoạt động tốt với bộ sạc và không cần Pin. Nhưng nếu lúc này mất điện, dữ liệu đang làm sẽ mất giống như ta dùng máy tính để bàn mà không có UPS.
5- Tôi mới dùng PDA và thường cắm máy sạc qua đêm vì lo ngày mai hết Pin. Như vậy có vấn đề gì với máy và Pin không?
Với cách dùng như vậy, Pin của bạn sẽ rất mau hỏng. Vì thường sau 3-4h Pin sẽ đầy, lúc đó năng lượng của bộ sạc sẽ không dùng để chuyển đổi điện năng thành hóa năng mà
lại chuyển đổi hoàn toàn thành nhiệt. Như vậy sẽ làm cho Pin và máy bị nóng lên, các bản cực trong pin sẽ bị cong vênh, phồng lên. Đã có nhưng trường hợp dùng như vậy, chỉ
sau 2-3 tháng, Pin theo máy chỉ còn dùng được vài giờ mặc dù đã sạc đầy 100%. Vậy nên, chỉ cắm sạc cho đến khi máy báo đầy 100% rồi rút ra. Có một số máy tính và PDA có cơ chế ngắt nguồn khi đầy, nhưng trong thực tế, Pin rất nhanh hỏng trong những trường hợp này.
6- Tôi dùng máy tính Dell 700m. Pin của tôi có điện áp là 14.8V. Nhưng khi tôi xem bộ sạc lại là 20V. Vậy có đúng là bộ sạc theo máy không? và như vậy máy tính của tôi chạy với điện áp bao nhiêu?
Bạn có thể hình dung đơn giản là: Nếu muốn rót nước vào trong chén thì ấm phải cao hơn chén. Muốn sạc điện cho Pin thì điện áp sạc phải lớn hơn điện áp của Pin. Còn máy tính của bạn sẽ chạy tốt với điện áp 10-12V. Lúc này sẽ có một mạch ổn áp có tác dụng giảm điện áp từ bộ sạc hoặc Pin xuống theo đúng yêu cầu khi thiết kế máy tính.
7- Tôi thường phải sạc Pin khi Pin chưa hết hẳn, hoặc có khi còn 50%. Vậy có làm giảm tuổi thọ của Pin không?
Với Pin Li-ion thì hiệu ứng "nhớ" không lệ thuộc hoàn toàn việc ta sạc lại khi nào. Vì vậy bạn có thể yên tâm sạc bất cứ lúc nào bạn thấy cần thiết. Nhưng thỉnh thoảng một tháng đôi lần, bạn nên dùng cho đến khi máy báo không thể tiếp tục được nữa. Như vậy bạn sẽ dùng được Pin lâu dài.
8 - Tôi cần thay Pin cho máy IBM T40. Pin theo máy chỉ có 4000mAh. Pin thay thế lại là 4400mAh hoặc có loại 6600mAh. Vậy liệu có gây ra trục trặc gì với máy không?
Câu hỏi này đã có rất nhiều người thắc mắc. Thực ra ta có thể hiểu chỉ số này là dung lượng của Pin. Giống như ôtô có bình xăng càng to thì sau mỗi lần đổ xăng, xe sẽ chạy được một quãng đường càng dài rồi mới phải tìm cây xăng. Với máy tính khi chạy pin, dung lượng Pin càng cao, máy tính sẽ chạy được càng lâu. Dung lượng cao chỉ làm cho thể tích và trọng lượng của Pin tăng lên chứ không ảnh hưởng gì đến máy tính.
Đọc thêm ở đây: http://www.thegioipin.com/data/Image/Other/Userguide.jpg
Share via:
EmailFacebookTwitterGoogleLinkedin