Tin tức tạp chí 01

1.1 Trung tâm hỗ trợ sinh viên khiếm thị ICEVI-Nippon-VBA tại Hà Nội vừa được khai trương vào ngày 12 tháng 03, 2008. Trong buổi lễ khai trương có sự tham dự của Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Nguyễn Minh Hiển, ông Đào Soát (Chủ tịch Hội Người Mù Việt Nam), ông Larry Campbell (Chủ tịch Hội Đồng Giáo Dục cho Người Khiếm Thị Thế Giới, ICEVI), ông Yaz Ishi (Trưởng ban Basic Human Needs của quỹ Nippon-Foundation), đại diện của DPI và các sinh viên khiếm thị cùng các cơ quan báo đài.

Trung tâm hỗ trợ sinh viên khiếm thị này hiện được trang bị 6 bộ máy vi tính để bàn, 2 máy tính sách tay, 1 máy in chữ nổi, máy nhận dạng và máy in chữ sáng. Ngoài ra, phòng máy cũng được kết nối internet. Tất cả các máy tính đều được cài đặt các phần mềm trợ giúp cho người khiếm thị. Trung tâm được thiết kế và cài đặt bở Trung Tâm Tin Học Dành Cho Người Khiếm Thị Sao Mai với sự phối hợp giữa ICEVI và Hội Người Mù Việt Nam.

Trung tâm được đặt tại 139B, Nguyễn Thái Học, Hà Nội và mở cửa mỗi ngày từ 7:30 đến 21:00. Để biết thêm thông tin, có thể liên lạc Hội Người Mù Việt Nam theo số điện thoại: 04 7342395.

Trong năm 2008, dự án này sẽ tiếp tục triển khai thêm 2 trung tâm hỗ trợ sinh viên khiếm thị ở TP.Hồ Chí Minh tại trường ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn và ĐH Sư Phạm. Để biết thêm thông tin, có thể liên hệ anh Đặng Hoài Phúc, Điều Phối Viên Dự Án theo số: 08 8495069 Số mở rộng: 104.

1.2 Hai khóa học 1) Đào tạo kỹ thuật viên bảo trì và 2) Đào tạo giáo viên tin học nguồn được tổ chức tại Trung Tâm Đào Tạo Phục Hồi Chức Năng, 287 Trung Kính, Hà Nội được khai giảng từ ngày 20 tháng 03, 2008. Khóa kỹ thuật kéo dài 2 tuần và khóa đào tạo giáo viên nguồn sẽ kéo dài 12 tuần.

Đây là một hoạt động trong dự án thành lập các trung tâm tin học cho người khiếm thị của ONNET (Overbrook-Nippon Network on Education Technology). Dự án này kéo dài trong 3 năm, từ năm 2007 đến 2009 do sự phối hợp và thực hiện giữa ONNET, Hội Người Mù Việt Nam và Trung Tâm Tin Học Sao Mai.

Trong năm 2007, dự án đã hỗ trợ thành lập 3 trung tâm tin học tại 3 tỉnh Hội Người Mù là: Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Đà Nẵng. Năm 2008 sẽ hỗ trợ thành lập 3 trung tâm tại tỉnh Hội: Ninh Bình, Nam Định và Quảng Nam. Để biết thêm thông tin về dự án này, vui lòng liên hệ anh Đặng Hoài Phúc, là điều phối viên kỹ thuật của ONNET tại Việt Nam theo số: 08 8495069 Ext: 104.

1.3 Trung Tâm Sao Mai đã cho ra bản chạy thử nghiệm của chương trình SM DictTalk 1.0. SM DictTalk là một chương trình từ điển đa ngôn ngữ. Hiện, SM DictTalk hỗ trợ các từ điển sau: Việt-Việt, Anh-Việt-Anh, Đức-Việt-Đức, Pháp-Việt-Pháp, Nga-Việt và Na Uy-Việt. Tuy nhiên, để SM DictTalk đọc các từ điển trên, máy bạn cần phải có bộ đọc theo chuẩn SAPI5 cho ngôn ngữ tương ứng.

Chúng tôi sẽ có phần giới thiệu và hướng dẫn sử dụng SM DictTalk trên blog âm thanh của trang Sao Mai Quán. Mời các bạn ghé thăm.

1.4 Diễn đàn CSUN về công nghệ trợ giúp cho người khuyết tật lần thứ 23 được tổ chức hằng năm tại Los Angeles, Mỹ từ ngày 10/03 đến 15/03. Diễn này được xem là một diễn đàn về công nghệ trợ giúp lớn nhất hiện nay trên thế giới. Bình quân số người tham dự hàng năm khoảng trên 3000 người đến từ các nước trên thế giới. Có thể xem thông tin về diễn đàn CSUN tại csun.edu/

Ở diễn đàn này bao gồm hàng trăm bài thuyết trình giới thiệu về công nghệ mới, giải pháp và mô hình ứng dụng công nghệ. Ngoài ra, có một khu triển lãm công nghệ của nhiều công ty, tập đoàn lớn như Freedom Scientific, GW Micro, IBM, SUN, Microsoft, HumanWare...

Trong diễn đàn, một số công ty giới thiệu những sản phẩm sau:

- Freedom Scientific giới thiệu bản Magic 11 (chương trình phóng lơn cho người mắt kém) và cho phép tải về sử dụng thử với đầy đủ tính năng đến cuối tháng 8, 2008. Xem thêm thông tin tại freedomscientific.com

- Trong khi đó, Dolphin cũng giới thiệu dòng sản phẩm phiên bản 9 với tính năng cho phép viết script. Tải tập tin âm thanh giới thiệu của Dolphin tại tandt-consultancy.com

- HumanWare, một công ty của Cananda cũng giới thiệu về sản phẩm định vị đường đi GPS tên là Trekker Breeze.
 
- GW Micro giới thiệu dòng sản phẩm mới của Braille Sense với giá là 5995USD. Braille Sense + được nâng cấp một khe SD, 8GB RAM và có hỗ trợ WIFI.
 
- Tại diễn đàn CSUN cũng có một cuộc thi giữa các người Windows, Macintosh và Linux. Những người dùng này yêu cầu thao tác các công việc giống nhau trên 3 hệ thống với Jaws (cho Windows), VoiceOver (cho Macintosh) và trình đọc màn hình trên Linux.
 
1.5 Jim Kitchen vừa cập nhật các trò chơi dành cho người khiếm thị như Golf, Trivia và Homer lên phiên bản 4.0.
 Bạn có thể xem và tải các trò chơi về từ trang  kitchensinc.net. Chúng tôi sẽ có loạt bài giới thiệu các trò chơi tiêu biểu cho người khiếm thị tại Blog âm thanh.

1.6 Mobile Speak 3.4 vừa được phát hành. Người dùng Mobile Speak có thể nâng cấp miễn phí. Trong phiên bản mới, Mobile Speak hỗ trợ 10 ngôn ngữ mới như Hindi, Hungarian, Bulgarian, Cantonese, Serbian, Slovak, Tagalog, Romanian, Urdu and Indonesian. Ngoài ra, phiên bản này cũng hỗ trợ công cụ từ điển và WaveFinder, một công cụ định vị.
 
1.7 Những người khiếm thị gặp khó khăn để nhận biết màu bây giờ đã có thể dùng vOICe, một phần mềm chạy trên các điện thoại có chụp hình (Camera) và hỗ trợ Java (J2ME) phân biệt và nhận biết màu sau đó đọc lên. VOICe đã được phát triển khá lâu nhưng vừa đây đã cho ra phải nâng cấp.
 Bạn có thể download phần mềm miễn phí này về tại trang seeingwithsound.com

1.8 NVDA (Non-Visual Desktop Access) là một chương trình đọc màn hình miễn phí và mã nguồn mở trên Windows. NVDA vừa phát hành phiên bản chạy thử 0.6 vào ngày 11/03/2008 và có thể download trên trang nvaccess.org
trợ tốt cho Mozzilla Gecko 1.9. Gecko 1.9 là nhân được sử dụng bởi nhiều phần mềm miễn phí như Mozzilla Firefox, Thunder... Vì thế, NVDA 0.6 dự báo là sẽ hỗ trợ rất tốt cho Firefox.
Bên cạnh đó, NVDA 0.6 cũng hỗ trợ hầu hết các chương trình cơ bản như Outlook Express, Internet Explorer, Word, Excel và có thể chạy trên Vista.

1.9 Chương trình soạn thảo văn bản EDSharp và trình quản lý tập tin, FileDir đã được Jamal Mazrui tiếp tục nâng cấp và sửa lỗi. EDSharp được nâng cấp lên phiên bản 1.6 và FileDir lên phiên bản 3.2.
 
1.10 Đầu năm 2008 này, một diễn đàn về công nghệ trợ giúp có tên ATIA (Assistive Technology Industry Association) cũng được tổ chức tại Orlando, bang Florida, Mỹ. Diễn đàn này cũng được xem là một trong những diễn đàn về công nghệ trợ giúp lớn nhất hiện nay trên thế giới. Vì nó cũng bao gồm sự tham gia của hầu hết những công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới như Microsoft, IBM, SUN, Freedom Scientific, Dolphin vvv. Cũng như diễn đàn CSUN được tổ chức hồi giữa tháng 3, ATIA cũng được tổ chức hàng năm và cũng bao gồm các phần hội thảo, thuyết trình, tập huấn và triển lãm.

Sau đây là một số liên kết để download các file thu âm phỏng vấn các công ty lớn như FS, GW Micro...

- Phỏng vấn người sáng lập và là chủ tịch hội đồng quảng trị của Serotek, Mike Calvo, về công nghệ kỹ thuật số tiếp cận và cũng trao đổi về sự cộng tác gần đây giữa Serotek và Lenovo, một dự án máy tính sách tay 1000USD bao gồm phần mềm đọc màn hình: blindbargains.com

- Bill McCan, chủ tịch và là người sáng lập Dancing Dots cùng với Bryan Smart giới thiệu về chương trình nhận dạng tài liệu âm nhạc và in ấn chữ nổi. Ngoài ra, cũng giới thiệu Jaws Script cho Sonar 7:
- Dòng màn hình chữ nổi cao cấp mới của Optelec, Gert Jan giới thiệu về màn hình chữ nổi hiệu Alva BC640 gồm các khả năng âm thanh

Share via:

EmailFacebookTwitterGoogleLinkedin