Tuyển tập truyện cười thế giới - Tập 1 (MS-1183)
Tuyển tập truyện cười thế giới - Tập 1 (MS-1183)
Đăng nhập để đọc sách và tải về file pdf miễn phí
Nhà xuất bản | VĂN HÓA SÀI GÒN |
---|---|
Nhà xuất bản sách tiếp cận | Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai |
Năm xuất bản | 2008 |
Coppy right | NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA SÀI GÒN |
Tuyển Tập Truyện Cười Thế Giới - Tập 1
Có lẽ Mullah Nasruddin là kẻ lừa đảo nổi tiếng và thông thái nhất trong lịch sử loài người. Mặc dù có hàng trăm, hàng ngàn giai thoại khôi hài về Mullah Nasruddin nhưng những chi tiết về cuộc đời ông lại rất sơ lược. Thậm chí một số người còn cho rằng Mullah Nasruddin chỉ là một nhân vật tưởng tượng do vô số câu chuyện hài hước thêu dệt nên. Nhưng nếu xem xét những tài liệu viết về ông hơn 750 năm về trước thì sẽ không có gì phải nghi ngờ về sự tồn tại của nhân vật này.
Thật ra, câu chuyện cổ nhất về Mullah Nasruddin đã xuất hiện trong tập sách Saltukname được viết năm 1480, cùng với những câu chuyện dân gian và truyền thuyết khác. Theo thông tin từ tập sách này thì Nasruddin được sinh ra tại ngôi làng Sivrihisar ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1208. Một tài liệu khác lại nói rằng ông sinh ra ở làng Horto gần Sivrihisar. Năm 1237, ông chuyển đến Aksehir và qua đời tại đây vào khoảng năm 1284.
Có lẽ Mullah Nasruddin là một thầy tu và ông đã sống trong cảnh khốn cùng suốt cả cuộc đời. Trong tiếng Ả Rập thì Mullah có nghĩa là “thầy tu”. Mullah là một truyền thuyết ở nhiều nước thuộc vùng Trung Á, bao gồm Afghanistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Tajikistan và nhiều quốc gia khác, và mỗi quốc gia ấy đều cho rằng ông được sinh ra trên lãnh thổ của đất nước mình! Như chưa đủ rối rắm, người Uzbekistan còn tuyên bố rằng ông được sinh ra ở Bukhara - Uzbekistan!
Những câu chuyện về Mullah Nasruddin còn phổ biến ở vùng Bắc Phi, Hy Lạp, Ý, Pháp, Nga, Trung Quốc, Pakistan, Mỹ và ở nhiều quốc gia khác. Đối với người Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, ông là Hoja Nasruddin; người Kazakhs gọi ông là Koja Nasruddin; còn người Ả Rập gọi ông là Juha, và với người Tajiks, ông lại là Mushfiqi. Cách gọi tên ông rất khác nhau trong tất cả các nền văn hóa.
Nhiều câu chuyện của Nasruddin chịu ảnh hưởng của đạo Sufi, và một vài người còn cho rằng ông là tín đồ của giáo phái Sufi. Những câu chuyện của ông hé mở với người đọc về những khía cạnh thuộc về con người cũng như nếp sống thời xa xưa. Những câu chuyện hài hước của ông thường hàm chứa những ẩn ý cũng như các bài học đạo đức, và chúng có thể được hiểu theo nhiều tầng nghĩa khác nhau - tùy vào người kể chuyện.