Phụ lục I

LỜI NÓI ĐẦU

Các Quốc gia thành viên gia nhập Công ước này, 

(a) Nhắc lại các nguyên tắc được tuyên bố tại Hiến chương của Liên Hợp Quốc công nhận phẩm giá và giá trị vốn có, quyền bình đẳng và bất di bất dịch của tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại như một nền tảng của tự do, công bằng và hoà bình trên thế giới,

(b) Thừa nhận rằng Liên hợp quốc, trong Bản tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền, và trong các Công ước quốc tế về Nhân quyền, đã tuyên bố và thống nhất rằng mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và sự tự do được ghi trong các Công ước mà không có bất kỳ sự biệt nào,

(c) Tái khẳng định rằng tính phổ biến, khả năng không thể chia cắt, sự phụ thuộc lẫn nhau và sự tương quan giữa quyền con người và các quyền tự do cơ bản, và nhu cầu của người khuyết tật phải được đảm bảo thụ hưởng một cách đầy đủ và không có bất kỳ sự phân biệt đối xử,

(d) Nhắc lại các Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, Công ước quốc tế về xoá bỏ phân biệt chủng tộc dưới mọi hình thức, Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước quốc tế chống lại sự tra tấn, sự đối xử, áp dụng hình phạt một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc bị nhục hình, Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, Công ước quốc tế về bảo hộ  quyền của người người lao động nhập cư và gia đình họ, 

(e)  Thừa nhận rằng khuyết tật là một khái niệm mới và rằng khuyết tật là kết quả của sự tương tác giữa những người có khiếm khuyết và những rào cản về thái độ và môi trường mà ở đó hạn chế sự tham gia một cách đầy đủ, và có hiệu quả vào các hoạt động trên cơ sở bình đẳng với các thành viên khác trong xã hội,  

(f) Thừa nhận rằng tầm quan trọng của các nguyên tắc và chính sách được đề cập trong Chương trình Hành động Thế giới về Người khuyết tật và Quy tắc chuẩn về Bình đẳng hoá Cơ hội cho Người khuyết tật trong việc tác động quá trình thúc đẩy, xây dựng và đánh giá các chính sách, kế hoạch, chương trình và hành động ở cấp quốc gia, cấp khu vực và cấp quốc tế nhằm bình đẳng hoá hơn nữa cơ hội cho người khuyết tật,

(g) Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lồng ghép vấn đề khuyết tật như là một phần không thể tách rời của các chiến lược phát triển bền vững,

(h) Thừa nhận rằng sự phân biệt đối xử đối với bất kỳ một người nào căn cứ trên sự khuyết tật của họ đều là sự xâm hại đến nhân phẩm và chân giá trị vốn có của con người,

(i) Thừa nhận sự đa dạng của các dạng tật khác nhau của người khuyết tật,

(j) Nhận thấy sự cần thiết phải thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền của tất cả người khuyết tật, kể cả những người cần có sự hỗ trợ chuyên sâu hơn,

(k) Lo ngại rằng, mặc dù đã có rẩt nhiều văn kiện pháp lý và những biện pháp đã được thực hiện, nhưng người khuyết tật vẫn tiếp tục phải đối mặt với những rào cản khi tham gia một cách bình đẳng như những thành viên khác trong xã hội và sự vi phạm nhân quyền của người khuyết tật diễn ra ở khắp nơi trên thế giới,

(l) Nhận thấy tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc cải thiện điều kiện sống cho người khuyết tật ở mỗi quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển,

(m) Ghi nhận những đóng góp  hiện tại và tiềm năng có giá trị mà người khuyết tật đã cống hiến cho sự thịnh vượng và đa dạng của cộng đồng họ, và rằng nhận thức của người khuyết tật được nâng cao về việc mình thuộc về xã hội và những tiến bộ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và con người và quá trình xóa đói nghèo là kết quả của việc thúc đẩy cơ hội được hưởng thụ đầy đủ quyền con người, các quyền tự do cơ bản, và sự tham gia của người khuyết tật, 

(n) Thừa nhận tầm quan trọng của việc để người khuyết tật độc lập và tự quyết các vấn đề cá nhân của họ kể cả sự tự do lựa chọn cho riêng mình,

(o) Xem xét rằng người khuyết tật cần phải có cơ hội được chủ động tham gia trong quá trình ra quyết định về chính sách, về các chương trình, kể cả các chương trình có liên quan trực tiếp đến họ.

(p) Lo ngại về những điều kiện khó khăn mà người khuyết tật đang gặp phải bao gồm những hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, giới tính, chính kiến chính trị và các quan niệm khác, địa vị quốc gia, nguồn gốc dân tộc, nguồn gốc xã hội, tài sản, dòng dõi, tuổi tác, hay các điều kiện khác,

(q) Thừa nhận rằng phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật thường phải chịu những rủi ro lớn hơn cả trong gia đình và ngoài xã hội như bạo hành gia đình, bị thương tích hay bị lạm dụng, bị đối xử thờ ơ, bị ngược đãi hay bị bóc lột,

(r) Thừa nhận rằng trẻ em khuyết tật cần được tận hưởng đầy đủ quyền con người, quyền tự do cơ bản công bằng như những trẻ em bình thường khác, và nhắc lại trách nhiệm mà các quốc gia thành viên tham gia  Công ước quốc tế về Quyền Trẻ em phải thực hiện,

(s) Nhấn mạnh yêu cầu lồng ghép giới vào tất cả các nỗ lực nhằm đẩy mạnh sự thụ hưởng đầy đủ quyền con người và tự do cơ bản của người khuyết tật,

(t) Nhấn mạnh một thực tế là phần lớn người khuyết tật sống trong điều kiện nghèo đói, và do vậy nhận thấy nhu cầu cấp thiết phải giải quyết những tác động tiêu cực của nghèo đói đối với người khuyết tật,

(u) Ghi nhớ rằng các điều kiện hoà bình và an ninh dựa trên sự tôn trọng đầy đủ các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và sự tuân thủ các văn kiện về nhân quyền thích hợp là không thể thiếu nhằm bảo vệ người khuyết tật một cách đầy đủ, đặc biệt là trong các cuộc xung đột vũ trang và trong điều kiện có sự chiếm đóng của nước ngoài,

(v) Nhận thấy tầm quan trọng của việc tiếp cận đối với người khuyết tật trong môi trường vật chất,  kinh tế, văn hoá, xã hội, tiếp cận với giáo dục, y tế, thông tin và truyền thông, nhằm hỗ trợ người khuyết tật được hưởng quyền con người và các quyền tự do cơ bản một cách đầy đủ,

(w) Nhận thấy rằng mỗi cá nhân, có trách nhiệm đối với các cá nhân khác và với cộng đồng của chính họ, đều phải có trách nhiệm nỗ lực thúc đẩy và tuân thủ các quyền được công nhận trong Luật quốc tế về nhân quyền.

 (x) Thừa nhận rằng gia đình là đơn vị tự nhiên và cơ bản của xã hội và cần được nhà nước và xã hội bảo hộ, người khuyết tật và các thành viên gia đình của họ cũng phải được bảo vệ và có được sự trợ giúp cần thiết để đảm bảo gia đình của họ có những đóng góp cho sự hưởng thụ đầy đủ và công bằng về quyền của người khuyết tật,

(y) Công nhận rằng một Công ước quốc tế toàn diện và đầy đủ nhằm thúc đẩy  và bảo hộ Quyền và Nhân phẩm của người khuyết tật sẽ góp phần đáng kể trong công tác giải quyết những bất lợi sâu sắc về mặt xã hội mà người khuyết tật phải gánh chịu và thúc đẩy sự tham gia của họ trong mọi lĩnh vực văn hoá, xã hội, chính trị, kinh tế, dân sự với những cơ hội bình đẳng, ở cả các nước phát triển và đang phát triển,

 

Đã thống nhất những điều sau đây:

Share via:

EmailFacebookTwitterGoogleLinkedin