Nghịch Lý Của Sự Lựa Chọn - Tại Sao Nhiều Hơn Lại Ít Hơn

Ảnh bìa: Nghịch Lý Của Sự Lựa Chọn - Tại Sao Nhiều Hơn Lại Ít Hơn

Nghịch Lý Của Sự Lựa Chọn - Tại Sao Nhiều Hơn Lại Ít Hơn

Tác giả: Barry Schwartz
Chủ đề: Chuyên ngành khác
Thể loại: Tham khảo - Nghiên Cứu
Định dạng: Braille All Contractions, Daisy Text, Epub

Đăng nhập để đọc sách và tải về file pdf miễn phí

Nhà xuất bản NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
Nhà xuất bản sách tiếp cận Public domain
Năm xuất bản 2008
Coppy right NHÀ XUẤT BẢN TRẺ

            Cách đây khoảng 6 năm, tôi đi đến cửa hiệu để mua một cặp quần Jean. Phải nói đã lâu lắm rồi tôi mới đi mua một cái quần mới vì vốn có “chủ trương” là sẽ mặc những chiếc cũ cho tới khi nào chúng rách nát mới thôi.

            Một cô bán hàng nhã nhặn đến hỏi tôi cần mua gì. “Tôi cần một cái quần Jean kích cỡ 32-38”, tôi trả lời.

            “Ông thích loại vừa bó sát, vừa, hay không bó sát lắm, thùng thình hay rất thùng thình?” Cô bán hàng hỏi tiếp.

            “Ông thích loại stonewashed, acid-washed hay distressed? Ông thích loại cài nút hay kéo phẹc-mơ-tuya? Ông thích loại phai màu hay bình thường?”

            Tôi thấy ngạc nhiên. Phải mấy phút sau mới có thể ấp úng trả lời: “Tôi chỉ muốn mua một cái quần Jean thông thường. Loại thông thường duy nhất mà tôi vẫn mặc”. Hóa ra là cô bán hàng này không biết nhưng sau khi hỏi ý kiến những đồng nghiệp “kỳ cựu” hơn, cô ta đã có thể hiểu được một chiếc quần Jean thông thường là như thế nào, và có thể chỉ cho tôi đi đúng hướng.

            Khó ở chỗ là với những lựa chọn mình có được, tôi không còn chắc chiếc quần Jean “thông thường” là đúng cái tôi cần. Có thể loại vừa hay loại vừa thoải mái sẽ tiện lợi hơn. Tôi trở nên kiên trì khi vừa nhận ra mình đã thành lỗi thời với thời trang hiện đại. Tôi quay trở lại và hỏi cô bán hàng đâu là sự khác biệt giữa loại thông thường, vừa không bó sát và vừa. Cô bán hàng cho tôi xem sơ đồ cho thấy những nét cắt khác nhau như thế nào. Nhưng điều đó cũng không giúp thu hẹp sự lựa chọn lại, nên tôi quyết định thử hết tất cả. Lấy từng loại quần, tôi bước vào phòng thay đồ. Tôi mặc từng cái và “soi” mình thật kỹ trước gương. Tôi hỏi ý kiến cô bán hàng một lần nữa để có thể đưa ra quyết định. Mặc dù ý kiến đó có ảnh hưởng rất ít đến quyết định của mình, tôi vẫn tin rằng một trong những cái đang thử sẽ phù hợp với mình. Và tôi quyết định khám phá xem đó là cái nào. Thế nhưng tôi vẫn không thể. Cuối cùng, tôi chọn loại vừa vì nếu như chọn cái vừa thoải mái thì điều đó có nghĩa là tôi cần che giấu việc cơ thể mình đang mất nét dần ở lứa tuổi trung niên.

            Chiếc quần tôi chọn hóa ra là ổn, nhưng tôi bỗng nhận ra mình không nên mất cả một ngày trời chỉ để mua một chiếc quần. Bằng cách đưa ra hàng loạt những lựa chọn như thế này, không còn nghi ngờ gì nữa, cửa hàng đã ưu đãi khách hàng có thị hiếu và dáng người khác nhau. Tuy nhiên, chính việc có quá nhiều lựa chọn như thế cũng tạo ra những vấn đề cần được giải quyết. Trước khi có những lựa chọn như thế này, một người mua như tôi đây sẵn sàng chấp nhận mua một chiếc quần không hoàn toàn vừa vặn, nhưng ít ra cái được là chỉ tốn khoảng 5 phút cho việc này. Nhưng giờ đây, nó đã trở nên phức tạp và buộc tôi phải bỏ nhiều thời gian, công sức, và cũng không ít những nghi ngờ, lo lắng, cùng sợ hãi.

            Tất nhiên mua một chiếc quần Jean chỉ là vấn đề vụn vặt. Tuy vậy, điều đó lại mang một chủ đề lớn hơn nhiều mà chúng ta sẽ theo suốt trong cuốn sách này: đó là khi ta không có lựa chọn nào, cuộc sống hầu như không thể nào chịu đựng nổi. Khi con số lựa chọn tăng lên như vốn dĩ nó phải thế trong văn hóa người tiêu dùng, thì sự tự do, tự chủ, và độc lập sự đa dạng này mang lại thật mạnh mẽ và tích cực. Nhưng khi số lượng lựa chọn ngày một nhiều thêm, thì những khía cạnh tiêu cực vì có quá nhiều lựa chọn bắt đầu xuất hiện. Và khi những lựa chọn đó tiếp tục tăng vọt, những mặt tiêu cực ngày một leo thang cho tới khi chúng ta cảm thấy quá tải. Tới lúc này, lựa chọn không còn là tự do nữa, chúng làm chúng ta yếu đi. Chúng có thể sẽ chi phối và áp chế chính chúng ta.

            Áp chế?

            Đó là một khẳng định gây ấn tượng, đặc biệt là sau ví dụ về việc đi mua quần Jean. Tuy vậy, chủ đề của chúng ta không có nghĩa là giới hạn chỉ ở chúng ta sẽ lựa chọn hàng hóa như thế nào.

            Cuốn sách này nói về những lựa chọn mà người Mỹ gặp phải trong mọi khía cạnh đời thường: giáo dục, công việc, tình bạn, giới tính, sự mơ mộng, cách nuôi con, tôn giáo. Không thể chối bỏ nhiều lựa chọn làm cải tiến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Nó cho phép chúng ta chi phối được số phận của mình và đến gần hơn với việc đạt được đúng cái chúng ta cần trong mọi tình huống. Lựa chọn thiết yếu cho sự tự do, vốn là điều tối quan trọng cho sự phát triển. Những người sống lành mạnh khỏe khoắn luôn cần và muốn tự định hướng cuộc sống của chính mình.

            Nhưng mặt khác, chuyện một vài lựa chọn là tốt không có nghĩa là càng nhiều lựa chọn thì càng tốt. Tôi sẽ nói rõ hơn việc chúng ta sẽ trở nên quá tải khi có quá nhiều lựa chọn. Theo văn hóa, chúng ta mong muốn có được sự tự do, quyết đoán, đa dạng, và chúng ta cũng miễn cưỡng khi phải từ bỏ bất kỳ lựa chọn nào. Nhưng cứ bấu víu vào tất cả các sự lựa chọn có sẵn sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm, âu lo, căng thẳng, và bất mãn – thậm chí là trầm cảm.

            Cách đây nhiều năm, nhà triết học chính trị lỗi lạc Isaiah Berlin đã đưa ra phân biệt quan trọng giữa “tự do tiêu cực” và “tự do tích cực”. Theo đó, “tự do tiêu cực” được hiểu là tự do từ ràng buộc, từ những gì bị người khác bảo phải làm. Trong khi đó, “tự do tích cực” là tự do đối với những cơ hội được trở thành người quyết định chính cuộc đời mình và làm cho nó có ý nghĩa hơn, thiết thực hơn. Thông thường, hai loại tự do này sẽ đi sóng đôi. Nếu những ràng buộc mà mọi người muốn “tự do tiêu cực” đủ chặt, người ta sẽ không thể nào đạt tới ngưỡng “tự do tích cực”. Tuy nhiên, “tự do tích cực” và “tự do tiêu cực” không nhất thiết phải sóng đôi với nhau.

            Amartya Sen, nhà Nobel kinh tế và triết học, cũng đã thẩm tra bản chất của tầm quan trọng của tự do và độc lập và những điều kiện thể thúc đẩy chúng. Trong cuốn sách “Phát triển như Tự do” của mình, ông này đã phân biệt tầm quan trọng của bản thân lựa chọn và vai trò của chúng trong cuộc sống chúng ta. Ông đề nghị thay vì quá chú tâm đến tự do chọn lựa, chúng ta nên tự hỏi mình liệu rằng những thứ đó sẽ bồi đắp hay tước đoạt hay tước đoạt của ta; chúng sẽ trói buộc hay giải phóng ta; chúng sẽ làm tăng thêm long tự trọng của ta hay ngày một hủy hoạt nó; và chúng sẽ tạo điều kiện để ta tham gia vào các hoạt động cộng đồng ngày một nhiều hơn hay ngăn cản điều đó. Tự do thiết yếu cho long tự trọng, hoạt động xã hội, tính cơ động, và những ấp ủ. Tuy vậy, không lựa chọn nào mang lại nhiều tự do hơn. Cụ thể, có nhiều lựa chọn mua hàng hóa và dịch vụ có thể không đóng góp gì đáng kể hay thậm chí là không có gì đối với tự do. Ngược lại, chúng có thể làm mất sự tự do bằng cách lấy đi thời gian, công sức lẽ ra chúng ta có thể dùng cho những chuyện khác.

            Tôi tin rằng ngày càng có nhiều người Mỹ hiện đại trở nên không thỏa mãn mặc dù xung quanh họ ngày càng có nhiều lựa chọn. Cuốn sách này sẽ giải thích vì sao như vậy và đề nghị cần phải làm gì với nó.

            Nước Mỹ được thành lập dựa trên cam kết về độc lập và tự do cá nhân, và với giá trị cốt lõi là tự do lựa chọn. Và tôi cho rằng chúng ta tự khắt khe với chính mình khi đánh đồng tự do quá gần với lựa chọn, như là càng nhiều lựa chọn thì càng có nhiều tự do.

            Thay vào đó, tôi cho rằng chúng ta nên tận dụng tối đa những tự do mình có bằng cách có những lựa chọn sáng suốt đối với những vấn đề quan trọng, và cùng lúc tự trấn an mình về quá nhiều nỗi lo cho những chuyện không đáng.

            Tiếp theo đó, ở phần I, tôi sẽ nói về một loạt những lựa chọn mà người ta gặp hàng ngày đang tăng dần trong những năm gần đây. Ở phần II sẽ tập trung vào cách chúng ta chọn lựa và quá trình đưa ra những lựa chọn sáng suốt khó khăn và đòi hỏi như thế nào. Lựa chọn sáng suốt đặc biệt khó khăn cho những ai quyết chí có được lựa chọn tối ưu, đó là những người tôi coi là “người cầu toàn”.

            Phần III sẽ dành để nói về tại sao và cách thức chúng ta bị ảnh hưởng từ lựa chọn. Phần này đặt vấn đề liệu rằng càng có nhiều cơ hội lựa chọn có thật sự làm người ta hạnh phúc hơn hay không và kết luận luôn rằng thường thì không được như vậy. Nó cũng nhận diện vài quá trình làm tâm lý không làm chúng ta cảm thấy khá hơn: phải thích nghi, hối tiếc, bỏ lỡ cơ hội, tăng kỳ vọng, cảm thấy thiếu thốn so với người khác. Và phần này của cuốn sách kết luận rằng càng nhiều lựa chọn thực sự đang gây ra một cơn dịch trầm cảm vốn đang ảnh hưởng đến thế giới phương Tây.

            Cuối cùng, ở phần IV, tôi đưa ra một loạt đề nghị để tận dụng những mặt tích cực và tránh đi những mặt tiêu cực trong tự do lựa chọn hiện đại của chúng ta.

            Xuyên suốt cuốn sách, các bạn sẽ đọc được hàng loạt những kết quả nghiên cứu từ các nhà tâm lý học, kinh tế học, nghiên cứu thị trường, và các nhà khoa học quyết định. Hết thảy đều liên quan đến lựa chọn và đưa ra quyết định. Có những bài học quan trọng rút ra từ những nghiên cứu này, một số không rõ ràng lắm, và thậm chí có một số phản trực giác. Ví dụ, tôi cho rằng:

            Chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu như tuân theo những ràng buộc tự nguyện nhất định thay vì phản kháng lại chúng đối với tự do lựa chọn.

            Chúng ta nên tìm kiếm những gì vừa đủ thay vì cái tốt nhất (bạn có bao giờ

            nghe cha mẹ nào nói: “Tôi chỉ muốn con tôi có “vừa đủ” thôi chưa?”).

            Cũng sẽ tốt hơn nếu chúng ta bớt kỳ vọng với những kết quả mang lại từ quyết định của chính mình.

            Sẽ nên làm nếu quyết định chúng ta đưa ra không thể đảo ngược

            Cũng nên ít quan tâm chú ý đến những gì những người xung quanh chúng ta đang làm.

            Điều tôi hi vọng muốn chỉ ra sai lầm của quan niệm truyền thống vốn cho rằng càng có nhiều lựa chọn thì càng tốt; để có kết quả tốt thì đồng thời phải đặt ra tiêu chuẩn thật cao; và cũng nên có quyết định dự phòng thay vì không.

            Những quan niệm truyền thống đó, theo tôi, là sai, ít nhất ở những phương diện những gì có thể thỏa mãn chúng ta ở những quyết định ta đưa ra.

            8 Nghịch Lý Của Sự Lựa Chọn           

            Tại Sao Nhiều Hơn Lại Ít Hơn

            Như tôi đã nói, chúng ta sẽ nghiên cứu việc quá tải lựa chọn khi chúng ảnh hưởng tới những lĩnh vực không hề nhỏ nhặt trong đời sống hàng ngày. Nhưng trước khi đi đến trường hợp mà tôi gọi là “quá tải”, chúng ta sẽ bắt đầu ở đáy của nấc thang nhu cầu và tìm ra cách của mình. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng thêm vài ví dụ về mua sắm.