Những Chiêu Tiếp Thị Ngược Đời

Ảnh bìa: Những Chiêu Tiếp Thị Ngược Đời

Những Chiêu Tiếp Thị Ngược Đời

Author : Stephen Brown
Subject: Psychology
Category: Reference - Research
Format: Braille All Contractions, Daisy Text, Epub

Log in to download this book.

Publisher Chưa rõ
Accessible book producer Public domain
Published year 2008
Coppy right Stephen Brown

            Tác giả Stephen Brown hiện là giáo sư chuyên khoa Nghiên cứu Tiếp thị tại Đại học Ulster, Bắc Ái Nhĩ Lan. Số lượng tác phẩm đã xuất bản của ông bao gồm 20 đầu sách tiếp thị, trong đó có 12 quyển đơn tác giả, hai quyển đồng tác giả và sáu quyển đồng biên soạn.Brown là người chủ xướng các lý thuyết tiếp thị mới, được xem là “dị giáo”, đi ngược hẳn với lý thuyết tiếp thị truyền thống. Lý thuyết của Brown là lý thuyết mới, do đó, ông cũng sáng tạo ra những thuật ngữ và khái niệm tiếp thị trước đó chưa từng có. Chẳng hạn như khái niệm Marketease, cấu trúc Tease và Mười hai mô hình chữ D trong quyển sách này.

            Là sách về tiếp thị, nhưng Những chiêu tiếp thị ngược đời không mang tính chất kinh viện cũ kỹ mà có một cách thể hiện hoàn toàn mới mẻ và độc đáo. Trong quyển sách này, Brown đề ra một chủ thuyết mới: không nên đi theo lối mòn định hướng khách hàng đã trở thành lạc hậu mà nên hướng tới một định hướng phản khách hàng (anti-customer), nói rõ hơn, đó là giày vò, hành hạ, trêu ngươi khách hàng, khiến cho họ phải chạy theo những con đường mà nhà kinh doanh đã vạch sẵn. Dựa trên chủ thuyết này, toàn bộ các chương trong quyển sách đều là những câu chuyện kể lý thú về các nhân vật, doanh nghiệp lớn đã vận dụng thành công phương thức đó. Bạn đọc sẽ hiểu thêm về Ty Warner – chủ công ty Tedy Bears, hãng túi xách cao cấp Hermes Birkin, các tập đoàn Starbucks, Levi’s Strauss, doanh nhân nổi tiếng Elbert Hubard, nữ nghệ sĩ Lillian Rusell, nhà tài phiệt bất động sản Donald Trump, danh ca Elvis Presley và ông bầu của chàng, Đại tá Tom Parker, nữ danh ca Madonna, Đại tá Sanders, người sáng lập tập đoàn gà rán KFC (Kentucky Fried Chicken) và những câu chuyện tiềm ẩn phía sau thành công vượt bậc của loạt truyện Harry Potter với những chiêu tiếp thị cực kỳ của nhà xuất bản Bloomsbury (Anh) và Scholatic (Mỹ), những nhân vật đầy thú vị như“Diamond Jim”, Big Kev, vân vân…

            Như nhận xét của một bạn đọc trong mục Review của website amazon.com: “Một lời cảnh báo cho tất cả những ai giống như tôi, những người mà tiếng Anh không phải là bản ngữ và nền văn hóa Anglo/Mỹ không phải là nền văn hóa mẹ đẻ. Giáo sư ưa thích chơi chữ và đôi lúc khó mà theo dõi cuốn sách do có nhiều tham chiếu tới những nhân vật và các hiện tượng chưa được biết tới ở các nền văn hóa khác…”, bạn đọc người Việt chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cảm thụ quyển sách. Vì lý do này, người dịch đã xin phép và được sự đồng ý của tác giả để sử dụng một số hình ảnh được phổ biến tự do trên internet nhằm giúp bạn đọc có thể cảm nhận, hình dung tốt hơn về những nhân vật, sự kiện và hiện tượng được đề cập trong quyển sách.

            Điểm đặc biệt cần lưu ý khi đọc Brown là ông dẫn dắt người đọc đi theo lý thuyết mới mẻ của mình bằng những dẫn chứng sinh động, với một văn phong cực kỳ hài hước, dí dỏm và sử dụng rất nhiều phép tu từ, chơi chữ, sử dụng nhiều từ ngữ Anh có xuất xứ bản địa khác nhau. Brown cũng sáng tạo ra khá nhiều từ ngữ và khái niệm hoàn toàn mới. Do vậy, việc dịch tác phẩm của Brown một cách chính xác mà vẫn lưu giữ được tinh chất văn phong đầy táo bạo và lôi cuốn của ông không phải là một việc dễ dàng. Văn phong của Brown không phải là văn phong của một nhà nghiên cứu tiếp thị kinh viện mà rất gần với phong cách văn chương. Bằng chứng là hai quyển sách xuất bản gần đây nhất của Stephen Brown (The Marketing Code và Agents and Dealers – nhại theo tên hai tác phẩm The Da Vinci Code và Angels and Demons của nhà văn Dan Brown) đã được chính tác giả xem như là hai quyển tiểu thuyết giật gân (thrillers). Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu thêm về tác giả Stephen Brown và những vấn đề liên quan tới các tác phẩm của ông tại website http://www.sfxbrown.com.

            Sài Gòn, 10/2008

            Nguyễn Thành Nhân